Những điều cần biết về đau mí mắt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đau mí mắt là hiện tượng khá thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy đau mí mắt nhìn có vẻ đơn giản nhưng có thể nó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Vậy khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị của đau vùng mí mắt ra sao? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thu Cúc TCI đi tìm hiểu những điều cần biết về đau mí mắt có trong câu hỏi phía trên nhé.

1. Khái niệm của đau mí mắt là gì?

Đau mí mắt là trạng thái mắt sưng, viêm hoặc kích ứng gây đau, thường xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt sưng đau như bị dị ứng, nhiễm trùng, tổn thương do tác động bên ngoài,… Ngoài ra, tình trạng mí mắt sưng kèm nhức có thể là dấu hiệu của bệnh Graves rất nghiêm trọng.

Khái niệm của đau mí mắt là gì?

Hình ảnh mí mắt bị sưng tấy gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

2. 10 Nguyên nhân gây đau mí mắt

Tổng hợp một số nguyên nhân gây nên tình trạng mí mắt bị sưng đau như sau:

2.1 Đau mí mắt do dị ứng mắt

Đây là hiện tượng không hiếm gặp gây ra bởi phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn hoặc các yếu tố khác từ môi trường, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng chất histamin như phản ứng lại với các tác nhân ngoại cảnh, làm cho mắt đỏ, sưng mí, bỏng rát và kèm theo chảy nhiều nước mắt.

2.2 Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Với viêm bờ mi do vi khuẩn gây nên thường phổ biến ở người có làn da dầu, khi tuyến dầu ở mí mắt bị ách tắc sẽ làm bờ mi đỏ, đau, sưng tấy hoặc nóng rát. Bệnh viêm bờ mi này cũng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và có khả năng mắc nhiều lần trong đời.

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Nhiễm vi khuẩn gây nên viêm bờ mi làm mí mắt sưng tấy gây mệt mỏi và khó chịu (minh họa).

Với viêm kết mạc (đau mắt đỏ) thì bệnh có thể do tác nhân vi khuẩn hoặc virus gây nên, nếu do virus thì khả năng rất dễ lây lan. Lúc bị bệnh, mắt sẽ cực nhạy cảm, vừa sưng đau vừa có thể tiết dịch màu vàng hoặc xanh lục.

2.3 Đau mí mắt do chắp mắt

Chắp mắt là những vết sưng xuất hiện trên mí mắt trên, dưới hoặc bên trong do các tuyến dầu bị tắc. Dù có thể không gây đau nhưng chắp mắt vẫn có thể gây sưng và đỏ vùng mắt. Khi bị chắp mắt, người bệnh có thể sử dụng khăn chườm ấm mắt để cải thiện, nếu tình trạng không đỡ thì nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

2.4 Do thiếu ngủ

Giấc ngủ vốn vô cùng quan trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người, vì thế thiếu ngủ có thể tác động đến mắt và mí mắt. Cụ thể, nó có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt, sưng và khô mắt. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ sẽ giúp mắt lưu thông tốt hơn và tránh bị sưng mí.

2.5 Kích ứng khi đeo kính áp tròng

Việc đeo kính áp tròng với một số người có thể gây kích ứng, đau mí mắt hoặc một số tác dụng phụ khác. Kính áp tròng bẩn có thể dẫn đến tích tụ vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt mà biểu hiện đầu tiên là mí mắt bị sưng lên. Cần tránh đeo kính áp tròng bị xước, rách hoặc hư hại vì nó có thể làm kích ứng, sưng đau mắt.

2.6 Do khóc kéo dài

Khóc trong thời gian dài cũng là một lí do dẫn đến mí mắt sưng đỏ mà không đau. Tuy nhiên với việc mí mắt bị sưng trong trường hợp này thì không nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn chỉ cần khắc phục bằng cách rửa mặt bằng nước lạnh hoặc chườm lạnh cho mắt thì mắt sẽ đỡ sưng.

2.7 Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da có thể xảy ra do virus hoặc vi khuẩn tấn công vào vết thương hở ở mắt hoặc gần ngay mắt. Từ đó làm cho mí mắt bị ảnh hưởng sưng lên, kèm theo đau nhức.

2.8 Do viêm mô tế bào ở mắt

Viêm mô tế bào ở mắt cũng do vi khuẩn gây ra làm các mô da quanh mắt sưng đỏ, lồi mắt, đau nhức, sốt và suy giảm thị lực. Với tình trạng bệnh viêm mô tế bào mắt nghiêm trọng, người mắc cần nhập viện để theo dõi, cần thiết sẽ phải truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

2.9 Mụn rộp ở mắt (Herpes)

Mụn rộp ở vùng mắt có thể do virus herpes gây nên, do là bệnh nhiễm trùng nên có thể ảnh hưởng đến mắt và mí mắt. Các triệu chứng bệnh thường thấy như chảy nước mắt, sưng tấy, nổi mụn li ti, mắt đỏ và nhạy cảm ánh sáng. Để biết chính xác tình trạng sưng mí mắt có phải do herpes không, hãy đến bệnh viện để bác sĩ khám và chẩn đoán.

2.10 Chấn thương ở mắt

Những chấn thương ở mắt như bỏng, trầy xước, vết thương hở có thể khiến mí mắt sưng và đau. Khi gặp những chấn thương như trên, hãy đến bệnh viện sớm để có cách điều trị tình trạng mắt hiệu quả tránh để lại di chứng về sau.

3. Cách điều trị khi đau mí mắt như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ vấn đề mí mắt đang gặp phải, bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt được kết quả tối ưu.

Cách điều trị khi mí mắt sưng như thế nào?

Đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị đau mí mắt hiệu quả.

3.1 Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh:

Bác sĩ thường kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh để điều trị cho các bệnh như viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc do vi khuẩn, hoặc viêm bờ mi.

3.2 Thuốc không kê đơn:

Một số triệu chứng sưng đau về mắt có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn cần được tư vấn bởi bác sĩ nhãn khoa để tránh tác dụng phụ nguy hiểm do sử dụng sai liều hoặc loại thuốc không đúng.

Viêm kết mạc dị ứng thường được điều trị bằng chất ổn định tế bào mast, thuốc kháng histamine, chất làm se…

– Nước mắt nhân tạo là phương pháp giảm đau tức thì trong trường hợp mắt khô.

3.3 Loại bỏ dị vật trong mắt:

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn. Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ dị vật nếu có sau khi gây tê mắt, sau đó kiểm tra bằng X-quang để đảm bảo rằng dị vật không gây hại sâu trong mắt. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ can thiệp để loại bỏ dị vật.

Các vết trầy xước thường tự lành, nhưng trường hợp đặc biệt có thể yêu cầu khâu giác mạc. Người bệnh không nên lái xe cho đến khi miếng che mắt được tháo và tầm nhìn hoàn toàn bình thường. Bác sĩ sẽ hẹn tái khám để đảm bảo mắt đã lành và thị lực ổn định. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

3.4 Phẫu thuật:

Phẫu thuật khi mí mắt gặp vấn đề, thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như dẫn lưu chất lỏng từ mắt, ghép giác mạc, hoặc giải quyết vấn đề thông tắc ống lệ. Những trường hợp sưng tấy mí mắt phải phẫu thuật hay không sẽ do bác sĩ điều trị quyết định.

Hy vọng những điều cần biết về đau mí mắt kể trên hữu ích cho bạn đọc đang gặp tình trạng này. Để xử lý nhanh gọn và hiệu quả tình trạng của mí mắt, hãy đến Thu Cúc TCI để được tư vấn ngay bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital