Đột quỵ não cấp tính đang ngày càng gia tăng tới tốc độ báo động. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong, thương tật với nhiều người. Bên cạnh đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuổi thọ suy giảm ở người lớn tuổi. Hãy cùng trang bị thêm những kiến thức cần thiết về bệnh lý. Điều này giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ não cấp tính là gì?
Đột quỵ là các thiếu sót thần kinh diễn ra một cách đột ngột từ mạch máu não. Người mắc có thể tử vong trong 24 giờ đầu tiên hoặc tồn tại sau 24 giờ. Đột quỵ não được chia ra làm hai loại chính, đó là:
– Nhồi máu não (hay còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ). Hiện tượng này gây ra bởi sự tắc nghẽn động mạch (chiếm đến 85% đột quỵ). Tuy nhiên, bệnh có thể đề phòng hiệu quả nếu được phát hiện và thực hiện tốt các phương án. Nguyên nhân chính dẫn tới nhồi máu não là do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa ở mạch máu não gây ra. Những nguyên nhân này là do các bệnh nền như: rối loạn chuyển hóa lipid máu, tiểu đường, tim mạch,…
– Xuất huyết não. Đây là loại do vỡ mạch máu gây ra. Tác nhân trước đấy có thể là do phình mạch hay hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Loại đột quỵ này chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, còn một tình trạng khác là thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này chủ yếu gây ra các triệu chứng đột quỵ nhẹ và kéo dài vài phút. Đôi khi người bệnh còn không nhận ra và có thể dự báo cho đột quỵ cấp tính sắp tới.
2. Đột quỵ cấp tính có tác động thế nào đến tuổi thọ?
Để đánh giá về vấn đề đột quỵ cấp có liên quan tới giảm tuổi thọ của người bệnh không? Các chuyên gia đã có những nghiên cứu so sánh giữa tuổi thọ của người bệnh và người bình thường. Qua những nghiên cứu thì có một số đánh giá về nguy cơ giảm tuổi thọ ở người mắc đột quỵ cấp như:
– Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 2/3 số bệnh nhân bị đột quỵ không sống quá 10 năm. Ngoài ra họ luôn phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh.
– Đột quỵ sẽ làm giảm tuổi thọ của một bệnh nhân trung bình khoảng 5 năm rưỡi. Có thể xem tương đương với làm giảm đi 1/3 tuổi thọ của chính bệnh nhân đó.
– Những bệnh nhân bị chảy máu não sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn hẳn so với bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ.
– Đột quỵ cấp tính đa phần là liên quan tới các nguy cơ như: cholesterol và huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch,..
– Những trường hợp sau khi bị đột quỵ có nguy cơ cao đối mặt với thương tật và làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút nhiều.
Từ các nghiên cứu cho thấy việc chăm sóc và phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân được gia tăng tuổi thọ và giảm đi nhiều hệ lụy về tàn tật.
3. Dấu hiệu để nhận biết đột quỵ não cấp
Sau đâu là một số các dấu hiệu của bệnh lý đột quỵ cấp mà mọi người cần chú ý để chủ động hơn trong việc sơ cứu:
– Đột nhiên người bệnh không thể cười, một bên mặt có hiện tượng liệt và chảy xệ khiến khuôn mặt bị biến dạng.
– Không thể tự nhấc người, tay hay đầu lên, chân khó cử động đặc biệt có thể liệt nửa người.
– Người bệnh thấy đau đầu dữ dội, kèm theo chóng mặt và không thể tự ngồi xuống.
– Mí mắt có hiện tượng sụp xuống làm tầm nhìn trở nên khó khăn.
– Khẩu hình miệng bị lệch và không thể nói rõ lời.
Đây là các dấu hiệu có thể xuất hiện rất nhanh, tuy nhiên đó cũng chính là dấu hiệu nhận biết người bệnh bị đột quỵ bất kì lúc nào.
Đối với người bệnh, nên chú ý lắng nghe cơ thể và gặp bác sĩ sớm khi phát hiện các dấu hiệu lạ. Còn với người thân của bệnh nhân thì cần lưu ý để đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu kịp thời, gia tăng cơ hội cứu sống và giảm bớt nguy cơ tàn tật.
4. Biện pháp giúp ngăn ngừa đột quỵ cấp bạn nên biết
Những nghiên cứu và thông tin trên giúp bạn hiểu được rõ hơn tầm quan trọng trong ngăn ngừa và cải thiện bệnh. Một số các biện pháp được khuyên trong phòng ngừa bệnh như:
4.1. Ngăn ngừa đột quỵ não cấp từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cấp tính và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy mà, bạn nên rèn luyện cho bản thân theo một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt và có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Các loại thực phẩm nên ăn để ngăn ngừa đột quỵ cấp như: cá ngừ, cá hồi, cá thu… (các loại giàu omega-3); hạt hạnh nhân, óc chó,..; rau củ sẫm màu, măng tây, bông cải,… Thực phẩm giảm cholesterol xấu như: yến mạch, đậu nành; uống nhiều nước.
4.2. Ngăn ngừa đột quỵ não cấp từ xây dựng lối sống khoa học
– Thay đổi lối sống: giảm bớt các suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực, và cố gắng sắp xếp công việc phù hợp với thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế thức đêm, ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa,…
– Giữ ấm thân thể phù hợp, không nên để cơ thể quá lạnh hay quá nóng.
– Tập thể dục: tối thiểu từ 3-5 buổi/tuần với thời gian từ 30-50 phút. Điều này không những giúp cơ thể được dẻo dai mà còn làm huyết áp ổn định, phòng ngừa đột quỵ. Nên chọn các bài tập hợp lý với sức khỏe và tăng từ từ theo thời gian. Không nên tập các bài tập nặng ngay khi mới bắt đầu hay tập luyện quá lâu, điều này có thể làm bạn bị đuối sức. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn như: đi bộ, bơi lội, yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe,…
– Không tắm đêm, tắm muộn bằng nước lạnh. Đây được xem là một trong những yếu tố dẫn tới đột quỵ cấp xảy ra cả ở người trẻ lẫn người già.
4.3 Ngăn ngừa đột quỵ não cấp từ tầm soát nguy cơ và kiểm soát các bệnh nền
Ngoài duy trì chế độ dinh dưỡng và cải thiện lối sống hợp lý, bạn cũng cần thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ não để phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, giúp gia đình và người bệnh có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe. Từ đó chủ động trong việc thay đổi lối sống, kiểm soát dinh dưỡng, theo dõi cân nặng, mức độ đường huyết, mỡ máu, tuân thủ điều trị các bệnh lý nền là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ não.
Khi được xác định có các bệnh nền sẵn: huyết áp, tim mạch, tiểu đường. Lúc này này bạn cần kết hợp dùng thuốc và thăm khám thường xuyên. Vì những bệnh nền này có nguy cơ rất cao dẫn tới đột quỵ. Do đó, kiểm soát và nắm rõ tình trạng các bệnh lý này cũng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đột quỵ não cấp tính sẽ gây giảm tuổi thọ và tử vong cao nhất là ở người già. Vì vậy, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp ích được rất nhiều cho việc điều trị bệnh khi cần thiết.