Những điều cần biết về bệnh đau dây thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa khá phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh xuất hiện gây đau đớn, cản trở nghiêm trọng đến vận động, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc thăm khám và điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.

1. Bệnh đau dây thần kinh tọa là bệnh gì, có triệu chứng ra sao?

1.1. Bệnh đau dây thần kinh tọa hiểu thế nào cho đúng?

Đau dây thần kinh tọa có tên tiếng anh Sciatica pain, là cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nó chạy dọc từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, bệnh chỉ ảnh hưởng và gây đau đến một bên cơ thể.

1.2. Triệu chứng cảnh báo bệnh đau dây thần kinh tọa

Triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Một số triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa như sau:

– Đau nhói ở vùng lưng dưới

– Cơn đau ở chân nặng hơn khi ngồi xuống

– Đau vùng hông

– Xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa ran ở chân.

– Yếu, tê chân hoặc bàn chân, khó khăn trong di chuyển.

– Cơn đau khiến cơ thể khó đứng lên, ngồi xuống.

– Cơn đau nghiêm trọng hơn khi ngồi, đứng lâu, thực hiện động tác vặn thân trên hoặc chuyển động đột ngột.

– Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân, thường là một chân.

2. Đau dây thần kinh tọa xảy ra do nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau dây thần kinh tọa, cụ thể là:

Thoát vị đĩa đệm

Nếu đang bị thoát vị đĩa đệm thì rất dễ đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra ở vị trí L4L5 hoặc L5S1, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

– Chấn thương

Người bệnh gặp các chấn thương mạnh tại các vùng từ thắt lưng đến bàn chân có thể mắc căn bệnh này nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.

– Tuổi tác

Đây cũng là yếu tố dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Tuổi tác cao đồng nghĩa với các cơ, xương khớp cũng bị lão hóa. Từ đó mà dễ mắc các tổn thương và đối mặt với nhiều vấn đề về xương khớp trong đó có đau dây thần kinh tọa.

Tuổi càng lớn, người cao tuổi đối mặt với nhiều căn bệnh trong đó có bệnh đau dây thần kinh tọa

Tuổi càng lớn, người cao tuổi đối mặt với nhiều căn bệnh trong đó có đau dây thần kinh tọa

– Thói quen sinh hoạt

Những thói quen đi đứng, ngồi sai cách và đặc thù công việc phải đứng, ngồi trong thời gian dài; đi giày cao gót thường xuyên tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.

– Làm công việc nặng nhọc

Các công việc nặng nhọc chẳng hạn như bê vác khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép. Nếu làm trong thời gian dài sẽ gây đau thần kinh tọa.

3. Các yếu tố tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa

3.1. Tuổi tác

Càng lớn tuổi càng dễ đối mặt với các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống – đây là nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Hầu hết bệnh nhân đau thần kinh tọa thường ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

3.2. Cân nặng

Cân nặng vượt chuẩn, béo phì sẽ gây áp lực lên cột sống do đó mà nhóm người thừa cân, phụ nữ mang thai có khả năng cao bị thoát vị đĩa đệm. Từ đó dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

3.3. Bệnh tiểu đường

Bệnh này ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng lượng đường trong máu của cơ thể. Tình trạng này khiến thần kinh dễ tổn thương.

3.4. Đặc thù của công việc

Những công việc đòi hỏi phải xoay lưng, mang vác nặng, ngồi nhiều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa. Thói quen ít vận động, ngồi vẹo lưng cũng làm tăng khả năng mắc bệnh so với người vận động thường xuyên.

4. Giải đáp: Bệnh đau thần kinh tọa có chữa được không?

4.1. Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bạn cần biết

Chứng đau thần kinh tọa thường tự thuyên giảm theo thời gian hoặc sau khi áp dụng một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà. Cụ thể có khoảng 80-90% trường hợp đã khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật.

Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp đau thần kinh tọa như sau:

Thuốc trị đau thần kinh tọa theo đơn từ bác sĩ

– Vật lý trị liệu

– Tiêm cột sống

– Các liệu pháp thay thế

Nếu áp dụng các phương pháp này mà không mang lại hiệu quả, bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật để kiểm soát bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm.

Nên đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa phù hợp

Nên đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị phù hợp, tránh bệnh nặng thêm

4.2. Tình trạng đau như thế nào được coi là nghiêm trọng?

Những trường hợp đau nhẹ có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi, điều chỉnh vận động. Tuy nhiên với những trường hợp đau dữ dội thì cần đi khám sớm để được điều trị, tránh những biến chứng không đáng có.

Nếu bị đau dữ dội kèm những dấu hiệu sau, bệnh nhân không nên chủ quan vì nó cảnh báo bệnh đã tiến triển nặng:

– Đau dữ dội, không thể chịu được, đau đột ngột ở lưng hoặc chân.

– Khó khăn trong việc kiểm soát ruột hoặc bàng quang – dấu hiệu này rất nguy hiểm.

 

Nếu xuất hiện triệu chứng cảnh báo bệnh đau dây thần kinh tọa, cần đi khám ngay

Nếu xuất hiện triệu chứng cảnh báo bệnh, nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để khám tránh biến chứng nguy hiểm

5. Nâng cao sức khỏe với các cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Nếu nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do thoái hóa đĩa đệm, do mang thai hoặc tai nạn, thì không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa cũng có thể bảo vệ xương khớp và giảm nguy cơ bị bệnh, bao gồm:

– Duy trì tư thế đúng

Thực hành tư thế đúng khi ngồi, đứng, nâng đỡ đồ vật và ngay cả khi ngủ sẽ hạn chế áp lực lên lưng dưới. Đây cũng là cách bảo vệ và ngăn ngừa mắc các bệnh về xương khớp khác.

– Không hút thuốc

Không chỉ gây hại cho sức khỏe, nicotine làm giảm lượng máu cung cấp cho xương. Từ đó dẫn đến suy yếu cột sống và đĩa đệm.

– Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân và chế độ ăn uống thiếu chất là nguyên nhân gây ra chứng viêm đau. Do đó, việc duy trì cân nặng lý tưởng là giải pháp quan trọng để bảo vệ cột sống.

– Xây dựng thói quen vận động thường xuyên

Tập thể dục đều đặn giúp kéo giãn và tăng sự linh hoạt cho khớp, cột sống. Đồng thời vận động thường xuyên cũng giúp tăng cường sức mạnh cho cơ vùng bụng và lưng dưới.

– Tránh chấn thương

Mang giày vừa vặn, giữ lối đi và cầu thang luôn khô ráo, gọn gàng để tránh nguy cơ té ngã hay chấn thương.

Ngoài ra nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp để hạn chế nguy cơ đau dây thần kinh tọa cũng như mắc các bệnh khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital