Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt được chia làm nhiều loại. Có những triệu chứng biểu hiện rõ rệt, có những cái khiến chị em dễ nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe khác.Những biểu hiện của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Với mỗi chu kỳ kinh nguyệt, nội mạc tử cung tự chuẩn bị để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu việc thụ tinh không xảy ra, cơ thể chị em sẽ làm bong nội mạc tự cung theo chu kỳ hàng tháng và đẩy ra khỏi cơ thể, gọi là kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, quá trình này xảy ra bất thường, khi đó, chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt.
Menu xem nhanh:
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
PMS là những triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần xảy ra trước khi bắt đầu hành kinh. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày và biểu hiện, cường độ sẽ khác nhau ở từng cá nhân.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMĐ) là dạng PMS nghiêm trọng nhất, nó ảnh hưởng tới 3-8% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Những chị em mắc PMĐ phải được điều trị.
Gần 85% phụ nữ trải qua ít nhất một triệu chứng thường gặp liên quan đến PMS trong độ tuổi sinh sản. Khoảng 5% gặp những triệu chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng PMS bao gồm
Những triệu chứng tâm lý (trầm cảm, lo âu, khó chịu)
Các triệu chứng tiêu hóa (đầy hơi)
Cơ thể trữ nước (phù các ngón tay, mắt cá chân, bàn chân).
Các vấn đề về da (nổi mụn)
Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
Co thắt cơ bắp
Tim đập nhanh
Dị ứng, nhiễm trùng
Vấn đề về thị lực, nhiễm trùng mắt
Giảm tập trung
Giảm ham muốn tình dục
Thay đổi cảm giác thèm ăn
Cơ thể nóng bừng
Để làm giảm những triệu chứng trên, các mẹ có thể áp dụng
Tập thể dục 3-5 lần/tuần
Ăn uống cân bằng, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, giảm lượng muối, đường, caffeine và rượu.
Ngủ và nghỉ ngơi đủ.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Vô kinh
Biểu hiện đặc trưng của vô kinh là kinh nguyệt biến mất từ 3 chu kỳ trở lên. Có 2 loại vô kinh
Vô kinh nguyên phát: ngay từ lúc dậy thì đã không có kinh.
Vô kinh thứ phát: ban đầu có kinh nguyện đều đặn nhưng sau đó thưa dần và biến mất hẳn
Vô kinh có thể xảy ra do một số lý do như mang thai, đang cho con bú hoặc mãn kinh. Một số chị em bị vô kinh do:
Rụng trứng bất thường
Dị tật bẩm sinh, bất thường trong giải phẫu hoặc bị các bệnh khác.
Rối loạn ăn uống
Béo phì
Tập luyện hoặc lao động nặng quá mức
Nếu kinh nguyệt biến mất trên 3 chu kỳ hoặc đến năm 16 tuổi mà chị em chưa có kinh nguyệt thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám để điều trị sớm.
Thông tin bài đọc:Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Thống kinh
Chứng thống kinh được biểu hiện bởi những cơn co rút đau bụng dữ dội mỗi kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân của thống kinh phụ thuộc vào việc nó là nguyên phát hay thứ phát.
Phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát là do sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể.
Những người bị đau bụng kinh thứ phát có thể do các nguyên nhân sau:
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
U xơ tử cung
Thai kỳ bất thường (chẳng hạn như sảy thai, thai ngoài tử cung).
Bị nhiễm trùng, khối u hoặc Polyp trong khoang chậu.
Bất cứ ai cũng có thể bị đau bụng kinh nhưng những trường hợp có nguy cơ cao gồm:
Chị em có thói quen hút thuốc, uống rượu quá nhiều trong thời gian hành kinh.
Phụ nữ thừa cân.
Những trường hợp có kinh nguyệt trước 11 tuổi
Các triệu chứng của thống kinh
Chuột rút hoặc đau ở vùng bụng dưới
Đau lưng dưới hoặc đau lan tỏa xuống chân
Buồn nôn, nôn mửa
Bị tiêu chảy
Mệt mỏi, yếu đuối, ngất xỉu, nhức đầu.
Rong kinh
Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của rối loạn kinh nguyệt, hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Trong một số trường hợp, rong kinh nặng tới mức các hoạt động hàng ngày bị gián đoạn.
Các loại rong kinh bao gồm:
Chứng đa kinh (Polymenorrhea): có kinh nguyệt quá thường xuyên.
Chứng kinh thưa (Oligomenorrhea) chu kỳ kinh nguyệt thưa.
Xuất huyết tử cung (Metrorrhagia): hiện tượng chảy máu bất thường xảy ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
Chảy máu sau mãn kinh: hiện tượng chảy máu xuất hiện nhiều hơn 1 năm sau khi đã mãn kinh.
Nguyên nhân gây ra rong kinh có thể là:
Mất cân bằng hormone
Bệnh viêm vùng chậu
U xơ tử cung
Thai kỳ bất thường (xảy thai, thai ngoài tử cung)
Nhiễm trùng, khối u hoặc có polyp trong khoang chậu.
Do một số thiết bị tránh thai đặt trong tử cung gây ra.
Chảy máu hoặc rối loạn tiểu cầu
Nồng độ prostaglandins – một chất kiểm soát cơn co tử cung – quá cao
Nồng độ endothelins – chất làm giãn mạch máu – cao
Mắc các bệnh về gan, thận hoặc tuyến giáp
Biểu hiện của rong kinh:
Biểu hiện điển hình của bệnh rong kinh là chị em ra nhiều máu, phải thay băng vệ sinh hàng giờ hoặc thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Một số triệu chứng thường gặp khác bao gồm ra máu giữa 2 kỳ kinh hoặc phát hiện chảy máu trong thai kỳ.
Tham khảo bài đọc sau: Mổ nội soi thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền
Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
Để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các thủ tục như:
Xét nghiệm pap
Siêu âm: dùng sóng âm tần số cao để chụp hình ảnh của các cơ quan vùng chậu.
Chụp cộng hưởng từ: quy trình chẩn đoán kết hợp các nam châm lớn, tần số vô tuyến và máy tính để có được hình ảnh chi tiết các cơ quan sinh sản. kinh nguyệt ra ít
Nội soi ổ bụng
Nội soi buồng tử cung
Sinh thiết (nội mạc tử cung): lấy mô từ lớp niêm mạc tử cung để xác định xem có tế bào bất thường không.
Bác sĩ cũng có thể tiến hành đánh giá sức khỏe tâm thần để xem nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt có phải do vấn đề tâm lý hay không.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, chị em hãy gọi đến đường dây nóng 1900 55 88 92 của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn nhé. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh!
Tin liên quan
- Rối loạn kinh nguyệt có thai được không
- Nguyên nhân và cách điều trị chậm kinh nguyệt
- Bệnh rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc