Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nhổ răng khôn là nỗi ám ảnh của không ít người, chính vì thế, khi bắt buộc phải nhổ, chúng ta đều mong muốn nhổ bớt đau và hết đau nhanh chóng. Vậy trên thực tế nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

1.Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành là thắc mắc của nhiều người khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành là thắc mắc của nhiều người khi nhổ răng khôn

Đây cũng là thắc mắc của không ít người khi nhổ răng khôn. Quá trình lành thương bề mặt thường diễn ra trong 7 – 10 ngày. Tuy nhiên để lành thương hoàn toàn thì thời gian có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Về cơ bản, quá trình lành thương sẽ diễn ra trong năm giai đoạn như sau:

1.1. Quá trình tạo cục máu đông

Khi vừa nhổ răng khôn sau vài giờ, bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy một cục máu đông ngay tại vị trí chiếc răng được nhổ bỏ. Đây là nhờ có cơ chế đông cầm máu của cơ thể mà cục máu đông này sẽ giúp vết thương không bị chảy máu, bảo vệ vết thương. Lúc này, huyệt ổ bắt đầu đầy lại và quá trình lành thương sẽ bắt đầu diễn ra.

1.2. Quá trình viêm

Trong 2 – 3 ngày, tình trạng viêm tại huyệt ổ diễn ra do các vi khuẩn còn sót lại. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ giảm dần và các vi khuẩn, tác nhân gây viêm sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ cảm thấy vùng nhổ răng hơi sưng và giảm dần. Tình trạng đau răng cũng giảm xuống rõ rệt. Lưu ý trong thời gian này bạn sẽ quan sát thấy lớp màng mỏng phía trên lỗ chân răng trông rất giống viêm, mưng mủ. Tuy nhiên đây bản chất là lớp màng bảo vệ, và tuyệt đối không nên tác động nhai, làm rách chiếc màng này.

1.3. Quá trình tạo sợi

Quá trình tạo sợi bản chất là hình thành các sợi liên kết và nguyên bào sợi từ bên trong cục máu đông có trong huyệt ổ. Từ vị trí này, các mao mạch cũng bắt đầu sản sinh và tăng lên, dần dần hình thành cấu trúc sống trong ổ huyệt.

1.4. Quá trình biểu mô hóa

Biểu mô hóa còn gọi là quá trình sản sinh lợi. Phần lợi trống do chân răng bị mất đi sẽ nhanh chóng phục hồi và dần tự liền lại như vùng lợi bình thường. Sau khoảng 3 tuần kể từ thời điểm nhổ răng, huyệt ổ về cơ bản đã được đầy lại. Nếu quá trình lành thương diễn ra chậm, có thể bạn sẽ vẫn quan sát thấy vết tích của việc nhổ răng.

1.5. Quá trình tái cấu trúc xương, liền hàm

Mặc dù quan sát từ bên ngoài, lợi có vẻ đã lành lặn và liền lại, lúc này bạn cũng có thể ăn uống được bình thường. Thế nhưng, khác hoàn toàn quá trình liền mô, xương hàm lại hoàn thiện mất khá nhiều thời gian. Để xương hàm lành lại như thường, có thể mất thời gian từ 4 – 6 tháng, thậm chí có người còn mất tới 1 năm để xương hàm không còn các vết rạn, nứt và hoàn thiện liền xương.

Các tế bào tạo xương bắt đầu xuất hiện từ đáy vách ổ răng và tăng sinh trong các tuần đầu tiên. Sau khoảng 2 – 3 tháng về cơ bản xương đã hình thành đầy đủ. Nhưng phải sau 4 – 6 tháng xương mới bắt đầu trưởng thành và sau đó tự làm mịn.

2. Các yếu tố tác động đến việc lành thương sau nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn bằng phương pháp Piezotome tại BV ĐKQT Thu Cúc không đau, phục hồi nhanh

Nhổ răng khôn bằng phương pháp Piezotome tại BV ĐKQT Thu Cúc không đau, phục hồi nhanh

Khi nhổ răng khôn, có người chỉ đau 1 – 2 ngày và giảm đau, có người cảm thấy đau lâu hơn, có thể đau đến 1 tuần. Tuy nhiên cũng có người nhổ răng khôn không đau. Sự khác biệt này phụ thuộc và cơ địa của từng người. Cũng giống như quá trình lành thương sau khi nhổ răng, nhanh hay chậm trước hết phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người.

Cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đủ canxi và có sức đề kháng tốt, quá trình lành thương hoàn toàn có thể rút ngắn xuống 4 tháng.

Ngoài ra, thời gian lành thương còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

2.1. Quá trình phẫu thuật có đảm bảo vô trùng hay không?

 Dụng cụ y tế, phòng ốc vô trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nếu yếu tố vô trùng khi nhổ răng không được đảm bảo, nhiễm trùng có thể xảy ra và gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng, quá trình lành thương cũng diễn ra lâu hơn.

2.2. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết để tránh vi khuẩn xâm nhập vào khu vực nhổ răng. Tuy nhiên, 2 – 3 ngày đầu sau nhổ răng, bạn nên sử dụng các dung dịch súc miệng và tránh súc vào vị trí nhổ răng. Những ngày sau đó khi đã giảm sưng lợi, giảm đau thì có thể sử dụng bàn chải đánh răng, song cần nhẹ nhàng và tránh vị trí vết thương

2.3. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đúng cách giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ nha khoa, sau khi nhổ răng khôn, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn lỏng, mềm và nguội. Một số thực phẩm khuyến khích nên dùng như: Sữa chua, sữa lạnh, các loại bánh mềm, lạnh như Flan, bông lan, …

Từ ngày thứ 4, bạn có thể sử dụng các đồ ăn cứng hơn như cháo, cơm, … Song hãi nhai bên phía còn lại để tránh tác động vào vùng răng mới nhổ.

Các thực phẩm cần tránh gồm có: Các đồ ăn khô, dai; các đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ; các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Đây đều là các thực phẩm không tốt cho quá trình lành thương của răng.

Trong 48 giờ đầu sau nhổ răng nên ăn đồ lạnh, mềm như sữa chua, kem, sữa

Trong 48 giờ đầu sau nhổ răng nên ăn đồ lạnh, mềm như sữa chua, kem, sữa

3. Một số lưu ý bạn nên biết để giúp lành thương nhanh sau nhổ răng khôn

Ngoài vấn đề vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống nêu trên thì một số lưu ý dưới đây bạn cũng cần nắm được để vết thương sau nhổ răng được nhanh lành hơn.

3.1. Có thể giảm đau bằng chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những cách an toàn và hiệu quả giúp bạn xoa dịu các cơn đau răng. Vì vậy nếu sử dụng thuốc giảm đau kê đơn mà tình trạng vẫn không giảm thì có thể sử dụng đá để chườm lạnh để giảm bớt cơn đau.

Cách chườm lạnh như sau: Sử dụng đá lạnh chườm từ 5 – 20 phút mỗi lần trong những ngày đầu khi cầm máu sẽ giúp giảm sưng. Khi tình trạng chảy máu đã giảm và ổn định bạn chườm ấm để kích thích phục hồi nhanh hơn.

3.2. Không hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn

Sau khi nhổ răng khôn, bạn tuyệt đối không nên vận động mạnh, thay vào đó nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn để tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành và bám chắc trong ổ răng.

3.3. Sử dụng ống hút gây tác động không tốt cho vết thương

Chắc hẳn nhiều bạn cho rằng sử dụng ống hút để uống, ăn sẽ giúp hạn chế cử động nhai của răng. Thế nhưng trên thực tế để có thể hút được thì bắt buộc hàm phải hoạt động. Khi hút, vô tình có một lực tác động đến xương hàm, làm cục máu đông rơi lìa ổ răng và có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, tốt nhất trong 48 giờ đầu, bạn nên tránh xa ống hút.

Trên đây là một số thông tin cho câu hỏi nhổ răng khôn bao lâu thì lành. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về quá trình liền xương răng, các lưu ý để giúp quá trình này được diễn ra nhanh hơn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital