Nhiệt miệng ở môi nên làm gì để nhanh khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Nhiệt miệng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hầu hết ai cũng đều phải trải qua tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Nhiệt miệng có thể ở má trong, dưới lưỡi, trên nướu và cả ở môi. Vậy khi bị nhiệt miệng ở môi bạn cần lưu ý những điều sau đây để nhanh khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm nhé.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở môi

Nhiệt miệng tại môi là tình trạng các nốt nhiệt miệng xuất hiện ở vùng niêm mạc môi nằm phía trong khoang miệng. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:

– Nhiễm phải virus Herpes Simplex loại 1 – là loại virus làm giảm sức đề kháng và gây ra chứng nhiệt miệng phổ biến hiện nay.

– Nóng trong người.

– Vô tình cắt phải khi ăn uống hoặc nói chuyện.

– Dị ứng thực phẩm hoặc với thành phần trong kem đánh răng.

– Thay đổi hormone, rối loạn nội tiết tố trong thời gian kinh nguyệt.

– Thường xuyên ăn đồ có tính cay nóng.

– Cơ thể thiếu vitamin B2, B3, C,…

– Mắc các bệnh lý răng lợi: sâu răng, viêm nướu,…

hình ảnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là do nhiễm virus Herpes Simplex loại 1 là chủ yếu

2. Môi bị nhiệt miệng thì cần làm gì cho nhanh khỏi?

Khi bị nhiệt miệng ở môi, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

– Ngứa, đau rát quanh vùng môi

– Một vài ngày sau xuất hiện vết phồng rộp nhỏ, cứng và gây đau nhức, khó chịu

– Đi kèm với triệu chứng đau họng, sốt, hơi thở có mùi,…

– Sau khoảng 1 tuần vết phồng vỡ ra và hình thành vết loét gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện

Và để tình trạng này nhanh khỏi, ngăn ngừa vết loét gây tổn thương nghiêm trọng thì dưới đây là 4 cách hiệu quả mà người bệnh cần ghi nhớ.

2.1. Vệ sinh khoang miệng đúng cách

Khi vùng niêm mạc miệng đang bị tổn thương, cách tốt nhất là nên hạn chế tối đa sự cọ xát các vật thể cứng nhọn như đầu bàn chải trong quá trình vệ sinh khoang miệng. Bằng cách này sẽ giúp ngăn cho vết loét rách to hơn và vùng tổn thương nhanh lành lại. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý không sử dụng kem đánh răng có chứa Sodium lauryl sulfate – 1 thành phần gây nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, duy trì súc miệng với nước muối 2 lần/ngày, vào sáng và tối. Đây không chỉ là một thói quen tốt để sát khuẩn mà còn bảo vệ khu vực khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

nhiệt miệng ở môi phải làm sao

Nên đánh răng nhẹ nhàng, tránh để bàn chải đánh răng cọ xát ở môi

2.2. Kiêng những món kích thích nhiệt miệng ở môi

Rất nhiều người vô tình ăn những đồ ăn gây kích thích nhiệt miệng nghiêm trọng hơn mà không hề hay biết. Để tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi, người bệnh cần ngưng sử dụng các loại sau:

– Đồ ăn có tính cay nóng như mì tôm, lẩu, các gia vị tương ớt, ớt, gừng, tỏi,….

– Đồ ăn có tính axit chua như chanh, dứa,…

– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, khô cứng như gà rán, hạnh nhân,…

– Thuốc lá, cà phê, rượu.

Nếu cứ tiếp tục sử dụng các thực phẩm kể trên, vết sưng sẽ càng mưng mủ và gây khó chịu tới sức khỏe của người bệnh hơn.

2.3. Bổ sung rau và trái cây khi bị nhiệt miệng ở môi

Ưu tiên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Bởi rau xanh, trái cây có chứa hàm lượng vitamin cần thiết cho người bị nhiệt miệng.

– Cải xanh, bí đao, bí xanh, rau dền,…là những loại rau cần thêm vào thực đơn hàng ngày. Bởi nhóm rau này có tính mát, không chứa chất béo, chứa nhiều nước và vitamin giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể hiệu quả.

– Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi, đu đủ, dâu tây,…cũng nên tăng cường bổ sung.

nhiệt miệng nên ăn gì

Bổ sung nhóm rau xanh, trái cây giàu vitamin C để cải thiện tình trạng nhiệt miệng

2.4. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là việc bắt buộc phải ghi nhớ làm hàng ngày, chứ không chỉ khi bị nhiệt miệng. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất thừa và độc tố ra khỏi cơ thể.

Người bệnh khi bị nhiệt miệng thường có cảm giác xót và đau nên bổ sung một cốc nước mát cũng sẽ xoa dịu cảm giác phần nào. Bên cạnh đó, uống nước còn làm ẩm khoang miệng, tránh bị khô môi khiến cho vi khuẩn phát triển.

3. Khi nào cần đi khám?

Đa số các trường hợp nhiệt miệng đều có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng không đỡ hơn và kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

– Các vết nhiệt miệng có dấu hiệu xơ hoá, mất đi sự mềm mại của các mô xung quanh.

– Hiện tượng chảy máu tại khu vực nhiệt, kèm theo chảy mủ, có mùi hôi. Tần suất diễn ra nhiều lần.

– Sốt kéo dài, sốt cao

– Nổi hạch dưới cằm, dưới cổ

– Sụt cân đột ngột không rõ lý do

Khi tới thăm khám, bác sĩ sẽ quan sát vết thương và sàng lọc triệu chứng để chẩn đoán tình trạng mà người bệnh gặp phải. Tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định làm các phương pháp thăm khám chuyên sâu nếu cần thiết.

khám tai mũi họng ở đâu

Nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường

Có thể thấy, nhiệt miệng ở môi là tình trạng rất phổ biến và không cần quá lo lắng. Nếu lưu ý trong cách chăm sóc thì bệnh có thể nhanh chóng khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá chủ quan vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital