HPV hay human papillomavirus là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Vậy bị nhiễm HPV có mang thai được không? Mời chị em cùng tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nhiễm HPV có mang thai được không?
HPV rất phổ biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau ở từng người. Một số chị em còn không biết mình bị nhiễm bệnh. Có những trường hợp chị em bị nhiễm HPV có thể phát triển thành ung thư.
Thông thường, virus HPV không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em nhưng các phương pháp điều trị bệnh lại khiến chị em khó có thai hơn.
Virus HPV có thể tạo ra những tế bào tiền ung thư ở cổ tử cung. Nếu phát hiện ra các tế bào này, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ mô bị ảnh hưởng. Quy trình sử dụng nhiệt độ để đốt nóng hoặc lạnh có thể làm giảm sự tiết dịch nhầy ở cổ tử cung. Trong khi đó, dịch nhầy này đóng vai trò quan trọng giúp trứng gặp tinh trùng. Do vậy, điều trị HPV làm chị em khó có thai hơn.
Cũng có khả năng là sau khi điều trị HPV, cổ tử cung sẽ bị yếu hơn, làm tăng nguy cơ sinh non nếu chị em mang bầu. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên rằng chị em không nên bỏ qua cho căn bệnh này, sợ rằng điều trị sẽ gây ra biến chứng.
Virus HPV không gây sảy thai và những mẹ bầu bị bệnh sẽ rất khó có khả năng truyền cho con. Tuy nhiên, đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị mụn cóc ở cổ họng (gọi là nhiễm HPV đường hô hấp) do lây nhiễm từ mẹ được chẩn đoán. Nhưng tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh này cực kỳ thấp.
2. Bị nhiễm HPV khi mang thai
Đối với các trường hợp mẹ bầu phát hiện mình bị nhiễm HPV thì cần làm gì? Sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như nổi mụn cóc ở gần cơ quan sinh dục thì cần đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm Pap hoặc soi cổ tử cung cho mẹ để xác định nguyên nhân gây bệnh và lên phương án điều trị.
Hầu hết các nốt mụn do virus HPV đều tự biến mất, nhưng nếu không, các mẹ sẽ được chỉ định điều trị theo một trong những phương án sau:
Cryosurgery: Bác sĩ dùng nito lỏng để đóng băng và phá hủy mụn.
Electrocautery: dùng điện để đốt mụn
Dùng vòng tích điện loại bỏ các mô tử cung bị bệnh.
Dùng kem bôi lên mụn.
Vì điều trị bệnh trong thai kỳ thường có nhiều nguy cơ nên có thể bác sĩ sẽ chờ mẹ bầu sinh xong mới tiến hành xử lý các nốt mụn.
Rất nhiều mẹ lo lắng không biết mình bị virus HPV có lây sang con hay không thì như đã nêu ở trên, tỷ lệ trẻ bị lây bệnh từ mẹ rất thấp. Có một số trường hợp bị mụn cóc ở cổ họng có thể ảnh hưởng đến khả năng hít thở, bé sẽ được điều trị bằng laser sau khi sinh.
3. Phòng ngừa và điều trị HPV
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị HPV, vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để chị em bảo vệ bản thân khỏi loại virus này.
Tiêm chủng: thuốc phòng ngừa HPV rất hiệu quả và an toàn. Vì vậy, dù là nam giới hay nữ giới cũng cần tiêm chủng đủ 3 liều vắc xin để phòng HPV. Theo khuyến cáo, trẻ em từ 11-12 tuổi đều nên đi chủng ngừa HPV.
Chị em phụ nữ tuổi từ 21-65 nên khám thăm dò ung thư cổ tử cung định đỳ để kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh và được điều trị.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, quan hệ thủy chung 1 bạn tình. Tuy nhiên, bao cao su cũng không ngăn ngừa được 100% virus HPV bởi bệnh có thể lây nhiễm qua những chỗ bao cao su không che phủ hết.
Khi bị nhiễm virus HPV, người bệnh sẽ có những biểu hiện, nặng nhẹ khác nhau.
HPV có thể gây ra mụn sinh dục ở nhiều cấp độ. Có trường hợp mụn sẽ tự biến mất, hoặc nặng hơn, cần can thiệp y khoa để loại bỏ mụn.
HPV gây ung thư cổ tử cung sẽ phải tiến hành điều trị ung thư. Bà bầu nổi mẩn ngứa
Tin liên quan
- Phụ nữ mang thai có được uống cà phê không
- Mang thai có xăm môi được không
- Vừa mang thai vừa cho con bú, nỗi lo của nhiều mẹ bầu
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc