Dấu hiệu bị thủy đậu ở trẻ nhỏ sẽ giúp bố mẹ nhận biết trẻ đang gặp vấn đề bất thường về sức khỏe và cần được hỗ trợ điều trị. Dù không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu trẻ mắc thủy đậu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng nặng như: để lại sẹo sâu trên da vĩnh viễn, viêm phổi, viêm gan, viêm não…
Menu xem nhanh:
1. Vì sao trẻ nhỏ bị mắc bệnh thủy đậu?
Thủy đậu ở trẻ là một bệnh truyền nhiễm lành tính, có thể xảy ra quanh năm nhưng dễ bùng thành dịch vào khoảng mùa Đông và mùa Xuân hàng năm. Nếu được chăm sóc tốt, đúng cách, trẻ mắc bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc.
Nguyên nhân trẻ bị mắc thủy đậu là do nhiễm phải virus Varicella Zoster. Đây là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở cả trẻ em và người lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ chưa từng mắc bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao đến 90%.
Thực tế, trẻ thường bị lây nhiễm virus thủy đậu qua 2 con đường chính sau:
– Lây nhiễm qua không khí: Trường hợp này xảy ra khi người mắc bệnh thủy đậu phát sinh hành động ho, hắt hơi dẫn đến phát tán virus gây bệnh vào trong không khí. Trẻ nếu hít phải virus thủy đậu thì sẽ bị chúng tấn công và gây bệnh.
– Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp: Nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh thì đây chính là con đường bị lây nhiễm bệnh nhanh nhất. Hoặc trường hợp trẻ dùng chung đồ: bát đũa, cốc chén, khăn mặt… với người mắc bệnh thì khả năng lây nhiễm vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Các dấu hiệu bị thủy đậu ở đối tượng trẻ nhỏ
Mọi trẻ nhỏ khi mắc bệnh thủy đậu đều sẽ trải qua 4 giai đoạn của bệnh: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Các dấu hiệu bị thủy đậu sẽ xuất hiện từ từ và dần rõ ràng theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh:
2.1. Dấu hiệu bị thủy đậu ở giai đoạn ủ bệnh
Trẻ nhiễm phải virus gây bệnh thủy đậu sẽ ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày. Suốt thời gian này, trẻ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường về sức khỏe. Do đó, dù có chăm sóc con kỹ càng và sát sao đến đâu thì các phụ huynh vẫn khó có thể phát hiện được bệnh ở trẻ.
2.2. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, cơ thể nhức mỏi, sốt nhẹ. Ở cuối giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ có đường kính chỉ vài milimet.
2.3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở giai đoạn toàn phát
Khi bước sang giai đoạn toàn phát, các dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sẽ xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn. Cụ thể, trẻ sẽ sốt cao, chán ăn, cảm thấy buồn nôn, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và đau nhức. Các nốt ban đỏ sẽ phát triển thành mụn thủy đậu với kích thước to lên, có dịch bên trong và gây cảm giác ngứa rát và khó chịu.
Một số trẻ còn bị mọc mụn nước bên trong niêm mạc miệng khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Một số trẻ do bị nhiễm trùng mụn nước nên kích thước nốt mụn sẽ to hơn, dịch bên trong chuyển sang màu trắng đục do chứa cả mủ.
2.4. Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu giai đoạn hồi phục
Đây là giai đoạn mà các nốt mụn nước của trẻ thủy đậu tự vỡ ra, dần khô lại, bong vảy và hồi phục. Khi ở giai đoạn phục hồi, các nốt thủy đậu của trẻ rất dễ bội nhiễm, biến chứng nặng nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận. Do đó, đây cũng là giai đoạn bố mẹ cần chú ý chăm sóc bé thật cẩn thận.
Như vậy, càng ở giai đoạn về sau thì các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu càng nhiều và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bố mẹ nên chú ý quan sát và phát hiện bệnh của trẻ sớm, từ giai đoạn khởi phát sẽ tốt hơn. Mục đích là để bé được hỗ điều trị sớm, giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng nặng, rủi ro sức khỏe có thể xảy ra.
3. Cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ khoa học, an toàn
Nếu bố mẹ đang phân vân về cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ an toàn, khoa học thì có thể tham khảo ngay hướng dẫn bên dưới đây:
3.1. Phát hiện và cho trẻ nghi mắc thủy đậu đi khám bác sĩ sớm
Dù là bệnh lành tính, không nguy hiểm, thế nhưng trẻ mắc thủy đậu có thể bị biến chứng nặng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, nếu kinh nghiệm chăm trẻ mắc thủy đậu chưa có hoặc còn hạn chế, các bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Tại các cơ sở y tế uy tín, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Hơn thế, sau thăm khám, bố mẹ còn được bác sĩ dặn dò, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà khoa học, đảm bảo an toàn để ngừa tối đa các rủi ro sức khỏe có thể xảy ra với bé.
3.2. Cho trẻ uống thuốc đúng phác đồ bác sĩ chỉ định
Khi đã có phác đồ điều trị phù hợp, bố mẹ hay người chăm sóc cần đảm bảo trẻ mắc thủy đậu được uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Mục đích là để công tác điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, không kéo dài thời gian điều trị.
3.3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học
Trong quá trình trẻ mắc bệnh thủy đậu, cơ thể bé bị mệt mỏi, khó chịu nhiều. Do đó, bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh sẽ khiến các nốt thủy đậu bị trầy xước, nhiễm trùng. Bố mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn lỏng để bé ăn được dễ dàng hơn. Các bữa ăn cũng cần đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho mọi người trong gia đình, bố mẹ nên cho áp dụng biện pháp cách ly cho trẻ thủy đậu. Bé nên được ngủ phòng riêng, dùng đồ sinh hoạt riêng với mọi người.
Lưu ý rằng, trong thời gian chăm sóc bé mắc thủy đậu tại nhà, bố mẹ nên theo dõi, quan sát các dấu hiệu bị thủy đậu của con nhiều hơn. Trường hợp bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như: li bì, co giật… bố mẹ hãy cho bé đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.