Tình trạng táo bón khiến trẻ khó đi ngoài, thường xuyên cảm thấy khó chịu, chậm phát triển. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời, giúp đẩy lùi bệnh một cách khoa học nhất. Cùng tìm hiểu ngay nguyên tắc trị táo bón ở trẻ an toàn, khoa học trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Về bệnh táo bón ở trẻ
Táo bón là một bệnh thường gặp ở trẻ em, xảy ra khi trẻ đi ngoài ít hơn, khó đi vệ sinh hơn so với bình thường. Trẻ mắc táo bón có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, là vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm để nhận biết và điều trị đúng cách.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, nguyên nhân gây táo bón ở trẻ được các chuyên gia xác định là do:
– Trẻ nhịn không đi vệ sinh khiến phân bị tắc nghẽn ở trong cơ thể lâu, tích tụ nhiều và khó đào thải ra ngoài cơ thể.
– Ăn thức ăn quá đặc đối với trẻ sơ sinh khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thể hoạt động tốt và dẫn tới táo bón, chậm tiêu.
– Trẻ không hợp hoặc khó tiêu hóa thành phần protein trong sữa công thức dẫn tới táo bón, rối loạn tiêu hóa.
– Thiếu hoặc mất nước do cha mẹ không cho trẻ ăn uống khoa học hoặc cai sữa khiến lượng phân trong cơ thể thường khô, tích tụ với kích thước lớn.
– Thiếu chất xơ trong chế độ ăn ví dụ như ăn ít rau củ khiến thể tích phân trong cơ thể trẻ tăng lên, khó đào thải ra ngoài.
– Trẻ nhỏ mắc một số bệnh lý như cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường, bại não, tâm thần… cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tiêu hóa.
1.2. Dấu hiệu táo bón ở trẻ em
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón thông qua các dấu hiệu như sau:
– Trẻ khó đi ngoài
– Đi ngoài <3 lần/tuần
– Đầy hơi
– Phân có máu
– Bụng căng cứng
– Người mệt mỏi
– Chán ăn, ăn không ngon…
Trong một số trường hợp, táo bón có thể kèm theo đi ngoài phân lỏng khiến cha mẹ nhầm lẫn với tiêu chảy, kiết lị…. Để xác định đúng bệnh, cha mẹ nên đưa con đi khám từ sớm. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ để xác định bệnh cũng như đưa ra các phương án điều trị tối ưu.
2. Nguyên tắc trị táo bón ở trẻ
2.1. Làm rỗng đại tràng
Bước đầu tiên để xử trí tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ chính là làm rỗng đại tràng, kích thích trẻ đi ngoài. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện hoặc hướng dẫn bố mẹ thực hiện các phương pháp như sau:
– Thụt hậu môn: Tiến hành thụt bằng việc bơm nước vào trực tràng, tạp áp lực và cơn mót để trẻ đi ngoài.
– Thuốc đút hậu môn: Dùng để kích thích nhu động ruột hoạt động, kích thích đẩy phân ra ngoài và giúp trẻ đi ngoài.
– Thuốc nhuận tràng: Dùng để điều hòa nhanh tình trạng vận chuyển của phân trong ruột trẻ, thường được áp dụng cho trường hợp trẻ bị táo bón nhẹ.
– Dùng tay tháo phân: Những khối phân kích thước lớn, cứng không thể xử trí bằng các phương pháp trên thì cần tác động lực để lấy ra ngoài, giúp trẻ dễ chịu hơn.
2.2. Thuốc chống táo bón
Bên cạnh việc kích thích để làm rỗng đại tràng cho trẻ thì bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng chống táo bón cho trẻ. Thuốc sẽ làm cho phân mềm hơn, dễ đào thải ra ngoài. Từ đó, trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng, giảm đau và khó chịu.
Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian cho trẻ uống. Cha mẹ cần tránh tự ý thay đổi, giảm hoặc tăng liều lượng thuốc cho trẻ để tránh những nguy hại khó lường.
2.3. Chăm sóc đúng cách
Song song với việc điều trị y khoa, cha mẹ cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh cho trẻ để tăng cường đề kháng, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Theo đó, trong quá trình sử dụng thuốc hoặc điều trị, cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám khi thấy các dấu hiệu bất thường. Thời gian này cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, cần ưu tiên những món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp. Đồng thời, cha mẹ cũng cần cho bé uống nước đầy đủ, với trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Phòng ngừa táo bón cho trẻ
Để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc táo bón cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
– Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết và ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau củ, trái cây.
– Để trẻ nghỉ ngơi khoa học, học tập và tập luyện thể dục thể thao đúng giờ để tăng cường đề kháng.
– Xây dựng thói quen đi ngoài đúng giờ cho trẻ mỗi ngày cho trẻ, ngay cả khi trẻ chưa muốn.
– Vệ sinh thân thể, tắm cho trẻ bằng nước ấm để thư giãn và kích thích máu lưu thông.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ sau khi ra ngoài, chơi đùa hoặc trước khi ăn uống để hạn chế mắc rối loạn tiêu hóa.
– Đưa trẻ đi khám sức khỏe mỗi năm từ 1-2 lần để chủ động phát hiện sớm bệnh lý hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời.
Trị táo bón ở trẻ nhỏ kịp thời có thể giúp trẻ nhanh hồi phục, bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn. Vì vậy, việc cho trẻ đi khám sớm là vô cùng cần thiết để các bác sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp, giảm nguy cơ gây ra biến chứng cho trẻ.