Trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim là gì, có nguy hiểm không? Đây là những thắc mắc được khá nhiều người bệnh quan tâm. Vậy cùng xem thực hư tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim là gì?
Trào ngược dạ dày làm tim đập nhanh không phải là triệu chứng phổ biến nên không phải người bệnh nào cũng biết lý do xuất hiện của hiện tượng này. Cơ chế gây rối loạn nhịp tim trong trường hợp trào ngược này được xác định là thông qua dây thần kinh phế vị.
Dây thần kinh phế vị được phân bổ và đi qua nhiều bộ phận của cơ thể trong đó có ống tiêu hóa phía trên. Do vậy, khi hiện tượng trào ngược xuất hiện, acid và enzyme trong dịch dạ dày trào ngược lên ống tiêu hóa phía trên, gây kích thích, tổn thương và làm rối loạn hệ thống dây thần kinh này.
Hệ quả lúc này là nhịp tim bị rối loạn, nhu động tiêu hóa cũng bị kích thích gây ra tình trạng tim đập nhanh, khó thở ở người bệnh.
2. Nguyên nhân của hiện tượng trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày rối loạn nhịp tim. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này mà bạn cần nắm rõ:
– Do thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
– Do áp lực công việc, stress
– Thay đổi nội tiết tố cơ thể
– Thiếu máu
– Bệnh cường giáp
– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc ho, thuốc cảm, thuốc hen suyễn.
– Hay sốt
Trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim là tình trạng không phổ biến và ít người để ý tới. Vì rối loạn nhịp tim thường chỉ xuất hiện khi người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch hoặc sử dụng chất kích thích.
Các chuyên gia cho rằng hiện tượng trào ngược dạ dày rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở những người stress kéo dài, tâm lý căng thẳng cùng sinh hoạt không điều độ khiến tim đập nhanh, acid dễ trào ngược lên thực quản. Bởi vậy mà bệnh trào ngược dạ dày và rối loạn nhịp tim có thể sẽ đi kèm với nhau.
3. Làm sao để kiểm tra được tình trạng rối loạn nhịp tim?
Có nhiều cách để kiểm tra được tình trạng rối loạn nhịp tim. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp xác định mức độ và nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim, bao gồm:
3.1. Điện tâm đồ (ECG)
Phương pháp này được áp dụng vào thời gian người bệnh nghỉ ngơi và sau khi vận động thể lực. Máy điện tim sẽ ghi lại xung điện từ tim và nhịp tim. Thông qua kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
3.2. Holter điện tim
Phương pháp này giúp ghi lại nhịp tim của người bệnh liên tục trong 7 ngày. Từ đó giúp các bác sĩ có thể theo dõi và xác định chính xác sức khỏe tim mạch của người bệnh trong khoảng thời gian dài.
3.3. Siêu âm tim – phương pháp kiểm tra trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim
Là phương pháp không xâm lấn, giúp bác sĩ có thể kiểm tra những bất thường xảy ra ở tim. Kết quả siêu âm tim giúp xác định được cấu trúc và chức năng hoạt động của tim. Từ đó góp phần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
3.4. Máy đo nhịp tim
Máy đo nhịp tim là một loại thiết bị y tế giúp lưu lại thông tin nhịp tim của người bệnh. Người bệnh hoàn toàn có thể tự theo dõi tình trạng của bản thân tại nhà thông qua các thiết bị máy đo nhịp tim.
4. Điều trị trào ngược dạ dày rối loạn nhịp tim như nào ?
Để điều trị tình trạng trào ngược rối loạn nhịp tim, người bệnh cần tiến hành điều trị từ căn nguyên, tức là loại bỏ dứt điểm bệnh lý trào ngược dạ dày. Quá trình điều trị người bệnh cần đảm bảo các bước dưới đây:
4.1. Chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim
Khi thấy xuất hiện dấu hiệu người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám kiểm tra sớm để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh của mình. Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ cung cấp phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Lúc này, việc của người bệnh là tuân thủ đúng phác đồ để đạt được hiệu quả cao. Tránh việc tự ý chẩn đoán và mua thuốc tự điều trị tại nhà, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ.
4.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày hỗ trợ rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Do vậy, người bệnh cần xây dựng những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu ra để bệnh đạt hiệu quả tốt nhất:
– Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, đúng bữa; lựa chọn thực phẩm tốt cho dạ dày; tập ăn chậm, nhai kỹ; tuyệt đối không bỏ bữa và không ăn quá khuya.
– Tránh để tinh thần bị căng thẳng, stress kéo dài: Điều này sẽ giúp ngăn chặn cơ chế gây trào ngược do hệ thống thần kinh bị kích thích.
– Luyện tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cũng là cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
– Hạn chế tối đa các gia vị cay nóng, hạn chế đồ chua, tuyệt đối không không hút thuốc lá, kiểm soát các tình trạng căng thẳng… Có thể tập luyện các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga hoặc luyện tập hít thở sâu hàng ngày.
Trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim là vấn đề gây ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh nhưng thường không được chú ý và dễ bị nhiều người bỏ qua. Thăm khám, điều trị sớm và thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng trào ngược, đồng thời tránh được các biến chứng nguy hiểm không mong muốn từ căn bệnh này.