Táo bón là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, số lần đi nặng không thường xuyên, ít hơn 3 lần/tuần. Vấn đề này không được giải quyết kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tinh thần của trẻ. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm chứng táo bón ở trẻ em trong bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. 2 nhóm nguyên nhân thường gây táo bón ở trẻ em
Bệnh táo bón ở trẻ có thể xay ra do rất nhiều nguyên nhân các nhau. Các nguyên nhân này hiện được phân loại thành 2 nhóm cơ bản:
1.1. Nhóm nguyên nhân thực thể gây táo bón ở trẻ em
Nhóm nguyên nhân thực thể gây bệnh cho trẻ thường liên quan tới các vấn đề cường giáp, các bệnh liên quan đến thần kinh, cụ thể bao gồm:
– Bé mắc bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp có thể làm suy giảm hoạt động của cơ ruột, điều này đồng thời gây ra các triệu chứng táo bón.
– Bé mắc đái tháo đường: Đây cũng có thể là bệnh lý khiến trẻ hay gặp phải vấn đề táo bón.
– Bé mắc phì đại tràng bẩm sinh: Trẻ mắc bệnh này thường có thể trạng nhẹ cân hơn so với các bé khác, đi phân có kích thước nhỏ hơn và có nguy cơ mắc táo bón cao. Theo chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị phì đại tràng bẩm sinh cần sớm đi khám và tiến hành phẫu thuật trị liệu nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng như phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng hay nguy cơ bị thủng ruột.
– Bé mắc các bệnh liên quan đến thần kinh (như bị chậm phát triển tâm thần, bại não) và các vấn đề liên quan đến cột sống đều có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón. Lý do là vì các bé này thường gặp vấn đề về vận động ruột, bao gồm cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
1.2. Nhóm nguyên nhân chức năng gây táo bón ở trẻ em
Nhóm nguyên nhân gây táo bón cho trẻ em thường bao gồm các vấn đề sau:
– Chế độ dinh dưỡng không cân đối: Trẻ em thường cần một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau củ và ngũ cốc nguyên hạt để duy trì sự trôi chảy của phân. Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu chất xơ, hoặc chất béo thì có thể dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, việc trẻ uống ít nước mỗi ngày cũng có thể khiến phân bị khô, cứng, khó đẩy ra bên ngoài và gây hệ quả táo bón.
– Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp được một số chất thức ăn: Một số trẻ có thể phản ứng với những chất thức ăn nhất định, gây ra dị ứng hoặc khó tiêu hóa. Điều này có thể làm giảm hấp thụ chất xơ và tăng nguy cơ táo bón.
– Trẻ ít vận động: Trẻ em cần tham gia hoạt động vận động để kích thích sự hoạt động của cơ trên ruột. Việc trẻ lười hoặc rất ít vận động có thể chính là nguyên nhân gây nên táo bón.
– Trẻ có thói quen nhịn đi đại tiện: đây là thói quen không hề tốt và rất dễ gây táo bón ở trẻ em.
– Do yếu tố tâm lý: Tâm trạng bị stress hoặc lo lắng mắc mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón ở trẻ.
Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn, thời gian ăn, hoặc việc sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón ở trẻ.
2. 5 Dấu hiệu nhận biết trẻ em có thể đang bị táo bón
Trẻ bị táo bón sẽ dần xuất hiện những triệu chứng rất rõ ràng, phụ huynh có thể dựa vào những triệu chứng này để nhận biết sớm và hỗ trợ con khắc phục kịp thời.
2.1. Tần suất trẻ đi đại tiện giảm
Thông thường, một trẻ dưới 6 tháng sẽ đi đại tiện 3 – 4 lần/ngày, trẻ 6 – 12 tháng sẽ đi đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày, trẻ trên 1 tuổi sẽ đi đại tiện khoảng 1 lần/ngày hoặc cách ngày thì được cho là bình thường Tuy nhiên, nếu tần suất đi phân của trẻ đột nhiên quá ít, 3 – 4 ngày/lần thì bố mẹ cần lưu ý, theo dõi con nhiều hơn vì rất có thể bé đã bị táo bón.
2.2. Trẻ tỏ ra căng thẳng mỗi lần đi đại tiện
Trẻ gặp phải vấn đề táo bón thường có xu hướng tâm lý căng thẳng mỗi lần chuẩn bị đi đại tiện. Bởi đặc trưng của vấn đề táo bón là phân bị khô, cứng, vón cục, rất khó khăn để đẩy ra ngoài.
2.3. Thời gian mỗi lần đi đại tiện của bé kéo dài hơn bình thường
So với bình thường, thời gian đi đại tiện của trẻ táo bón sẽ phải kéo dài hơn. Bên cạnh đó, suốt thời gian đi đại tiện trẻ táo bón sẽ trải qua sự vô cùng khó chịu vì phải gồng mình, ra sức rặn tới đỏ cả mặt nhưng chưa chắc đã đẩy được phân ra ngoài. Một số trẻ vì cố rặn còn bị nứt và chảy máu hậu môn. Tình trạng này nếu kéo dài, không được hỗ trợ điều trị, trẻ có nguy cơ cao bị táo bón mãn tính, trĩ, rò hậu môn, sa trực tràng…
2.4. Hình dạng phân táo bón
Hình dạng phân của trẻ táo bón rất đặc trưng, phụ huynh có quan sát và phát hiện sớm bệnh của con. Thông thường, trẻ táo bón có thể đi phân theo 3 hình dạng sau:
– Phân rời cục, rắn và cứng, rất khó để tống ra khỏi cơ thể;
– Phân tạo khối rắn và sần sùi;
– Phân tạo khối khô rắn, có thể quan sát rõ các vết nứt trên bề mặt phân.
2.5. Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, biếng ăn trong suốt thời gian táo bón
Trong suốt những ngày gặp phải vấn đề táo bón, trẻ em thường có biểu hiện mệt mỏi nhiều, hay quấy khóc, cáu gắt do rất muốn nhưng lại khó đẩy phân ra khỏi cơ thể. Nhiều trẻ sau khi cố gắng cũng có thể đi phân nhưng lại luôn có cảm giác đi ngoài chứ hết phân, bị sót phân nên càng khiến bé thêm khó chịu. Điều này cũng kéo theo tâm lý chán ăn hoặc sợ ăn thì không thể đi phân ở trẻ.
Như vậy, thông qua các triệu chứng đã kể bên trên có thể thấy, chứng táo bón ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động rất nhiều tới tâm lý của trẻ, có thể khiến bé sợ hãi trước mỗi lần muốn đi đại tiện. Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng táo bón, phụ huynh hãy sớm đưa con đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ chuyên môn khám và hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.