Viêm họng là bệnh lý hô hấp phổ biến thường gặp nhiều ở mọi lứa tuổi. Có tới hơn 90% trường hợp mắc bệnh là do virus gây nên, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh lý này có thể khởi phát do vi khuẩn, dị ứng hoặc do nhiễm trùng. Vậy người bị viêm họng kiêng gì để mau khỏi? Xem ngay bài viết này để biết chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp với người bị viêm họng.
Menu xem nhanh:
1. Viêm họng có nguy hiểm không?
Viêm họng là dạng bệnh viêm nhiễm trùng khá phổ biến hiện nay. Khi bị viêm họng người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu phần cổ họng của mình, xuất hiện các triệu chứng đau, rát đặc biệt là khi nuốt. Thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần và không để lại di chứng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp viêm họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Viêm họng cũng có thể để lại nhiều biến chứng:
– Biến chứng tại chỗ: Tình trạng viêm họng nếu không kịp thời được khống chế sẽ có thể hình thành các khối tụ mủ, áp xe.
– Biến chứng lân cận: Phần dịch mủ viêm nhiễm chứa vi trùng và nhu mô bị phá hủy từ họng viêm có thể lan xuống các cơ quan khác của đường hô hấp khiến viêm nhiễm càng rộng ra gây nên nhiều bệnh lý như: Viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi,…
– Biến chứng xa: Biến chứng này nguy hiểm nhất là khi tác nhân gây nên viêm họng là liên cầu tan huyết. Độc tính của vi khuẩn này có thể xâm nhập vào máu gây viêm thận, viêm khớp và thậm chí là viêm tim. Khi mắc phải căn bệnh này việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Khi mắc viêm họng nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ thăm khám và điều trị:
– Sưng tấy phần cổ họng.
– Xuất hiện đau họng kèm triệu chứng phát ban.
– Đau họng và sốt cao.
– Đau họng đi kèm với chảy nước dãi liên tục.
– Bị cứng cổ.
2. Người bị viêm họng kiêng gì giúp bệnh nhanh cải thiện?
2.1. Bị viêm họng kiêng gì trong chế độ dinh dưỡng?
Người bị viêm họng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để tình trạng bệnh nhanh cải thiện, người bị viêm họng nên tránh một số thực phẩm dưới đây:
– Đồ uống và thực phẩm đông lạnh: Thức uống và thực phẩm đông lạnh có thể khiến cho cổ họng bị sưng dẫn đến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
– Thực phẩm cay nóng: Đồ ăn cay nóng có thể gây kích thích niêm mạc họng, làm cổ họng đau rát gây khó chịu cho người bệnh.
– Đồ ăn khô cứng: Các món ăn khô cứng sẽ gây nên lực ma sát mạnh dễ gây xước cổ họng, có thể khiến tình trạng đau rát trầm trọng hơn.
– Đồ ngọt: Ít ai ngờ rằng đồ ngọt lại có thể gây viêm họng. Trên thực tế, đồ ngọt chứa nhiều arginine, đây là chất tạo nên môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn. Hơn thế, đồ ngọt cũng khiến cho dịch nhờn và đờm xuất hiện nhiều ở cổ họng.
– Thức uống có cồn: Người bị viêm họng cũng nên tránh những thực phẩm có chứa cồn, cafein bởi những thức uống này có thể khiến cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, người bị viêm họng nên kiêng tất cả những thực phẩm trên để hạn chế tối đa tình trạng phát triển của các ổ viêm.
2.2. Viêm họng kiêng gì trong chế độ sinh hoạt?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chế độ sinh hoạt cũng cần được đặc biệt quan tâm:
– Tập luyện thể dục thể thao định kỳ: Việc tập luyện thể thao định kỳ sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, hạn chế các nguy cơ mắc viêm họng.
– Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: Phấn hoa, lông chó, lông mèo, nước đá,…
– Hạn chế nói nhiều, khạc nhổ.
– Tránh tắm lạnh, sử dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
– Giữ ấm cổ, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa hoặc lạnh.
– Súc miệng bằng nước muối hoặc nước chè mạn pha nóng.
– Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
– Rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
3. Thực phẩm cần bổ sung đối với người bị viêm họng
Người bị viêm họng cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ theo các nguyên tắc dưới đây:
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như: Ngũ cốc, trái cây giàu vitamin C, omega-3, thực phẩm giàu kẽm,…
– Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng để cơ thể thiếu nước gây khô cổ họng.
– Sử dụng những thực phẩm mềm như: Bột yến mạch, ngũ cốc, cháo,… nếu như cổ họng quá đau.
– Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả,
– Bổ sung những thực phẩm có tính thơm, mát như: Sữa chua, canh mồng tơi, rau đay, rau ngót,…
– Tỏi: Không chỉ được ứng dụng trong nấu ăn, tỏi còn có tính kháng viêm vô cùng tốt. Do đó, người bị viêm họng nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống của mình.
– Ăn đầy đủ 3 bữa/ ngày để đảm bảo cơ thể luôn có đầy đủ năng lượng và sức đề kháng.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như vậy, người bệnh cũng nên kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa viêm họng cũng như các bệnh lý khác.