Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt được không? Gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, các thành phần có trong gạo lứt hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của gạo lứt và cách sử dụng nhé.
Menu xem nhanh:
1. Công dụng của gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo do giữ lại lớp cám nên giúp nó giàu chất dinh dưỡng, giúp duy trì năng lượng đến protein giúp xây dựng cơ bắp và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, sắt,, mangan, kẽm và kali. Chưa hết, gạo lứt còn giúp cung cấp nguồn vitamin với lượng lớn vitamin B1, B3, B6, E và K.
Hiện trên thị trường có 4 loại gạo lứt phổ biến như sau:
– Gạo lứt: Là dạng gạo lứt truyền thống và không pha tạp, chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ nguyên lớp cám chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Gạo lứt nếp: đây là loại gạo bao gồm các loại như nếp Thái Bình, nếp Hương, nếp than, nếp ngỗng, nếp cái hoa vàng.
– Gạo lứt đỏ: Được trồng theo phương pháp hữu cơ, có hương vị đất và vô số lợi ích dinh dưỡng khác.
– Gạo lứt đen: Loại gạo ít đường này là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tăng cường sức khỏe khi đang trong chế độ ăn kiêng.
Ăn gạo lứt hằng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa trào ngược axit và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa.
2. Giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt được không?
Gạo lứt được biết đến là trợ thủ đắc lực trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời là lựa chọn lý tưởng cho những người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Lớp cám bên ngoài của gạo lứt đóng vai trò rất tốt trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động ăn mòn của axit dịch vị.
Bên cạnh đặc tính bảo vệ, gạo lứt còn góp phần cải thiện tình trạng táo bón và viêm đại tràng. Thành phần giàu chất xơ của nó giúp duy trì sức khỏe đường ruột, góp phần tạo nên hệ tiêu hóa cân bằng.
Việc bổ sung gạo lứt hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc phục hồi dạ dày trước những tổn thương bên trong do trào ngược axit gây ra.
Gạo lứt là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau mà không có nguy cơ phản ứng bất lợi. Bằng cách kết hợp gạo lứt lành mạnh này vào chế độ ăn hàng ngày của bạn sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit đồng thời tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
3. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gạo lứt đơn giản hiệu quả
3.1. Gạo lứt lá ổi
Sự kết hợp giữa gạo lứt với lá ổi sẽ tạo thành một bài thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện
– Rửa sạch lá ổi non rửa sạch, thái nhỏ.
– Cho gạo lứt và lá ổi vào chảo sao vàng với lửa nhỏ. Khi gạo ngả vàng, cho 500ml nước vào đun sôi.
– Khi sôi tắt bếp, bỏ bã, chắt lấy nước uống ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút.
3.2. Cháo gạo lứt
Cháo gạo lứt không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trào ngược.
Cách thực hiện
Nguyên liệu: Gạo lứt, táo tàu, đường, khoai lang.
– Vo gạo lứt thật sạch rồi thêm lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo.
– Khoai lang gọt sạch vỏ rồi rửa, sau đó đem đi cắt miếng.
– Rửa táo tàu và để ráo nước.
– Sau khi cháo đã chín, thêm khoai lang và táo tàu vào đun cùng trong 15 phút, thêm gia vị vừa ăn, đun tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.
3.3. Sữa gạo lứt
Sữa gạo lứt là một thức uống thơm ngon chứa đầy các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Cách thực hiện
– Rang gạo lứt với lứa vừa cho đến khi gạo có mùi thơm và hơi vàng.
– Thêm nước vào gạo và nấu sôi. Thêm một chút đường phèn theo khẩu vị của bạn.
– Tiếp tục nấu đến khi gạo mềm. Lọc bỏ bã, thêm sữa tươi vào đun sôi.
3.4. Trà gạo lứt
Trà gạo lứt rất thơm và dễ thưởng thức, đây là phương thuốc giúp bạn giảm đau dạ dày. Bạn có thể mua sẵn tại cửa hàng hoặc tự làm tại nhà:
– Lấy một nắm gạo lứt và rang nhẹ trên lửa nhỏ cho đến khi hạt đổi màu và có mùi thơm thì tắt lửa;
– Ủ gạo lứt đã rang trong khăn khoảng 30 phút. Sau đó lưu trữ nó để sử dụng dần sau này;
– Lấy một lượng nhỏ gạo lứt đã rang, pha thành trà và uống để mang lại cảm giác dễ chịu cho dạ dày.
4. Lưu ý khi sử dụng gạo lứt để điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Mặc dù gạo lứt mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng gạo lứt đúng cách và đúng liều lượng là rất quan trọng để phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về việc sử dụng gạo lứt mà bạn nên tham khảo:
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm quá mặn trong quá trình sử dụng gạo lứt để điều trị.
– Những trường hợp tiêu hóa kém, huyết áp cao, người mới ốm dậy không nên sử dụng gạo lứt hàng ngày.
– Để tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh quá trình nấu thì bạn có thể ngâm gạo trước khi nấu.
– Hạn chế tiêu thụ quá nhiều lượng gạo lứt trong một tuần để tránh hấp thụ quá nhiều chất xơ, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
– Nếu có bất kỳ phát sinh nào trong quá trình tiêu thụ gạo lứt, hãy ngưng sử dụng và đến gặp chuyên gia y tế để có phương hướng điều trị kịp thời.
Tóm lại với câu hỏi “Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt được không?” thì câu trả lời là có Hy vọng với bài viết trên đây người bệnh đã có thêm kiến thức để có thể bổ sung món ăn phù hợp vào thực đơn hằng ngày, để từ đó giúp hỗ trợ bệnh nhanh chóng hồi phục.