Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở nhiều người. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống và sức khỏe người bệnh. Chế độ dinh dưỡng sẽ tác động lớn đến tình trạng tiêu hóa. Do đó, câu hỏi thường được đặt ra là bệnh nhân nên kiêng gì và rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Trước khi tìm hiểu rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không, bạn cần biết rối loạn tiêu hóa là gì. Về cơ bản, tiêu hóa là quá trình được tính từ khi thức ăn đưa vào miệng cho đến hậu môn. Chúng giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa còn là cơ quan loại bỏ chất thải. Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của quá trình tiêu hóa sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn hệ tiêu hóa không phải bệnh mà là hậu quả của một vài nguyên nhân. Thông thường, không có triệu chứng cụ thể của rối loạn tiêu hóa. Nhưng khi các triệu chứng kéo dài và diễn biến nặng như đi ngoài ra máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân,… thì chứng tỏ bệnh đã chuyển nặng. Nếu để bệnh kéo dài và không được chữa trị sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng.
2. Sữa chua và hệ tiêu hóa
Sữa chua hay chế phẩm từ sữa là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn của nhiều người. Sữa chua không chỉ có hương vị ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
2.1 Thành phần của sữa chua
Theo ước tính, cứ 100 gram sữa chua cung cấp: 100 kcal; 2,6 gram lipid; 5,3 gram protein và 15 gram chất bột. Sữa chua cũng cung cấp số lượng lớn lợi khuẩn, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong sữa chua còn có vitamin D, canxi, DHA,… Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh.
2.2 Tác dụng của sữa chua với hệ tiêu hóa
– Hạn chế tiêu chảy, táo bón: Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp hạn chế sự phát triển và xâm nhập của các hại khuẩn. Bên cạnh đó chúng còn giúp giảm nguy cơ bị bệnh tiêu chảy. Trong khi chất xơ trong sữa chua giúp tăng nhu động ruột. Tránh trường hợp cơ thể bị táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
– Giảm nguy cơ viêm loét dạ dày: Acid lactic trong sữa chua giúp kìm hãm sự phát triển của Helicobacter Pylori (HP). Giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, loét tá tràng.
– Bảo vệ hệ tiêu hóa: Trong sữa chua có chứa một loại đạm có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men. Loại đạm này giúp duy trì lớp dịch nhầy (màng chắn) bao phủ trên bề mặt ruột non, từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa.
– Tăng sức đề kháng: Lợi khuẩn trong sữa chua giúp tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng iúp cơ thể miễn dịch tốt hơn.
3. Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng liệu bị mắc rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không? Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, sữa chua là thực phẩm tốt hệ tiêu hóa nói chung và bệnh rối loạn tiêu hóa nói riêng. Bởi lẽ thành phần acid lactic và probiotic trong sữa chua được cho là giúp khử hoạt tính các hóa chất gây hại. Chúng còn đóng vai trò tích cực trong việc cân bằng hệ tiêu hóa. Do đó, khi rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua để giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
4. Ăn sữa chua thế nào cho hợp lý cho hệ tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn quá nhiều. Ăn lượng sữa chua vừa đủ mới có lợi cho hệ tiêu hóa.
4.1 Lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa khi sử dụng sữa chua
– Chỉ ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày. Nên ăn sau bữa ăn khoảng 1 giờ, đặc biệt là bữa tối.
– Không ăn sữa chua khi bụng đang rỗng. Đây là thời điểm độ chua của dịch dạ dày cao nhất, không tốt cho các lợi khuẩn trong sữa chua.
– Ăn sữa chua quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến cổ họng. Tuyệt đối không làm nóng sữa chua vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
– Không nên kết hợp sữa chua với các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi các thành phần có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Không nên ăn sữa chua khi đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng không nên tránh.
– Không để sữa chua trong ngăn đá và không kết hợp sữa chua với kem bởi lẽ lợi khuẩn do probiotic trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 0 độ C.
– Người bị tiểu đường hoặc béo phì nên tránh sử dụng sữa chua có đường.
– Sữa chua không tốt cho người bị dị ứng với sữa hoặc không dung nạp lactose.
4.2 Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua? Các loại sữa chua tốt cho chứng rối loạn tiêu hóa
Như đã phân tích, rối loạn tiêu hóa nên ăn bổ sung sữa chua. Nhưng liệu bạn đã biết loại sữa chua nào là tốt nhất? Theo các chuyên gia, sữa chua không đường sẽ giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa hơn sữa chua có đường. Bởi lẽ sữa chua không đường giúp giữ nguyên hương vị và các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi bằng các loại sữa chua ít đường hoặc sữa chua trộn thêm hoa quả để thay đổi khẩu vị. Ngoài ra, sữa chua uống cũng được cho là tốt cho đường tiêu hóa, mặc dù sản phẩm chỉ thích hợp cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Bên cạnh sữa chua, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh và thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp giảm thiểu tối đa bệnh rối loạn tiêu hóa. Bạn cũng có thể bổ sung một vài men vi sinh chứa probiotic để giúp cân bằng hệ tiêu hóa.
Tóm lại, sữa chua là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó không có nghĩa là sử dụng nhiều sữa chua thì bệnh tiêu hóa sẽ được chữa dứt điểm. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh tiêu hóa và gây khó chịu, tốt hơn là bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chữa trị. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có những kiến thức cần thiết để giải đáp thắc mắc bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không.