Bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? – Góc giải đáp

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bị rối loạn tiêu hóa là vấn đề mà ai cũng từng gặp phải. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất. Muốn điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó mới tìm được giải pháp điều trị thích hợp nhất.

1. Bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, những nguyên nhân chính thường là:

– Có bệnh lý liên quan đến dạ dày – đại tràng: Viêm đại tràng là nguyên nhân hàng đầu gây nên rối loạn tiêu hóa. Các bệnh lý khác về dạ dày cũng gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và đào thải các chất. Cụ thể là viêm loét dạ dày, loét tá tràng…

– Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng: Vi khuẩn đường ruột có nhiệm vụ điều hòa quá trình tiêu hóa. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, sẽ dẫn đến sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa các chất. Từ đó người bệnh bị rối loạn tiêu hóa. Sự mất cân bằng có thể diễn ra do sử dụng kháng sinh quá nhiều, nhất là ở trẻ em.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Quá trình lâu dài không đảm bảo thực đơn dinh dưỡng hợp lý đã khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Cụ thể là không bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, ăn đồ ăn không hợp vệ sinh… dẫn đến hệ tiêu hóa chịu áp lực nặng nề. Bữa ăn không đúng giờ, không điều độ cũng khiến người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa.

– Sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe: Người lớn khi sử dụng rượu bia quá nhiều có thể làm mất đi men tiêu hóa. Từ đó mất cân bằng hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn.

Bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân gì

Bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt và môi trường sống

2. Giải đáp bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao

Biết được những nguyên nhân gây bệnh kể trên là cơ sở để có phương pháp xử trí phù hợp. Cần thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn biện pháp thích hợp. Các chuyên gia tư vấn các cách điều trị hiệu quả như sau:

2.1. Bị rối loạn tiêu hóa cần chú trọng thực đơn và sinh hoạt

Chế độ ăn uống và sinh hoạt là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cần ghi nhớ những điều sau để sớm chấm dứt các dấu hiệu khó chịu của rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, chế độ này cần được duy trì lâu dài nhằm ngăn chặn tái phát. Về ăn uống, cần lưu ý:

– Nước uống là thành phần rất quan trọng cần bổ sung đầy đủ hằng ngày. Ít nhất mỗi ngày hãy nạp vào cơ thể 2 lít nước. Có thể là nước sạch, điện giải, nước ép trái cây và rau củ…

– Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, đây là những loại trái cây rất tốt để hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, ăn nhiều loại rau quả này cũng hỗ trợ hồi phục các vết loét nếu có ở đường tiêu hóa.

– Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, nhiều chất xơ

– Tuyệt đối nên hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

– Ăn chín uống sôi, không ăn quá chua, quá cay

Sinh hoạt cần điều độ thì mới mong chấm dứt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cụ thể:

– Nghỉ ngơi điều độ, ít nhất phải ngủ được 8 tiếng 1 ngày, không thức quá khuya

– Nên đi vệ sinh vào giờ cố định trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn

– Vận động phù hợp, không nên dùng sức quá mạnh hằng ngày

– Sau khi ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi, không nằm ngay

– Cơ thể không nên nạp quá nhiều thức ăn một lần mà nên chia nhỏ

– Trong cuộc sống cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi ăn uống.

Bị rối loạn tiêu hóa cần chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh

Bị rối loạn tiêu hóa cần chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh

2.2. Dùng thuốc phù hợp khị bị rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa đi kèm những triệu chứng khó chịu lặp đi lặp lại như đi ngoài nhiều lần, đau bụng… cần sử dụng thuốc điều trị. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa để đúng bệnh đúng thuốc.

Các loại thuốc thường có tác dụng hỗ trợ đẩy lui các triệu chứng khó chịu. Cần kết hợp điều trị thuốc và sinh hoạt, ăn uống thì mới chấm dứt được các triệu chứng bệnh.

– Thuốc giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

– Thuốc giúp hạn chế triệu chứng tiêu chảy

– Các loại kháng sinh phù hợp

– Thuốc khắc phục dấu hiệu táo bón, đầy hơi

– Thuốc làm bớt triệu chứng đau bụng

Bị rối loạn tiêu hóa cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bị rối loạn tiêu hóa cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài dùng thuốc, có một số thực phẩm cũng hỗ trợ làm giảm bớt các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Cụ thể:

– Gừng: Gừng là thực phẩm có công dụng giảm được lượng axit trong dạ dày. Do đó, các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi sẽ được cải thiện nếu dùng gừng mỗi ngày. Người bệnh có thể uống trà gừng hoặc dùng gừng trong các bữa ăn, ngậm 1 lát gừng hoặc ăn kẹo gừng. Tuy nhiên lượng gừng mỗi ngày dùng không nên vượt quá 4g. Nếu không người bệnh sẽ gặp triệu chứng ợ nóng, bỏng cổ họng.

– Tỏi: Tương tự gừng, tỏi cũng có thể chống co thắt dạ dày. Từ đó, dùng tỏi giúp người bệnh bớt triệu chứng khó chịu, buồn nôn, đầy hơi… Dùng tỏi trong các bữa ăn hằng ngày, hoặc uống nước tỏi đều có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Như vậy, khi bị rối loạn tiêu hóa, căn cứ vào triệu chứng cụ thể để dùng thuốc phù hợp. Đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp là yếu tố then chốt để chấm dứt các triệu chứng bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital