Một số cách chữa hôi miệng hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hôi miệng là nỗi xấu hổ thầm kín của không ít người. Không chỉ gây bất tiện trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vậy khi bị hôi miệng nặng thì phải xử lý thế nào? Bài viết dưới đây sẽ “bật mí” một số cách chữa hôi miệng hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé!

1. “Điểm danh” các lí do gây hôi miệng

Xác định được nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp cho việc điều diễn ra hiệu quả. Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thức ăn còn sót lại ở trong răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Lúc này vi khuẩn tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide và gây hôi miệng.

– Sử dụng các thực phẩm có chứa loại tinh dầu đặc trưng như hành, tỏi.

– Khô miệng, lượng nước bọt giảm hoặc các bệnh lý khác của tuyến nước bọt

Nước bọt có vai trò giúp làm sạch miệng đồng thời loại bỏ các phần tử có thể gây mùi hôi thối. Dễ hiểu vì sao chúng ta thường bị hôi miệng vào buổi sáng sớm trước khi ngủ dậy bởi khi ngủ thì miệng thường khô một cách tự nhiên.

– Người mắc bệnh nha chu, viêm nướu và sâu răng có khả năng cao bị hôi miệng so với người bình thường.

– Người có bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.

– Hút thuốc lá nhiều gây khô miệng và thường gây ra mùi hôi đặc trưng rất khó chịu.

– Hôi miệng do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị các bệnh như cao huyết áp, tâm thần hoặc đường tiết niệu có thể gián tiếp gây ra hôi miệng bởi thường gây khô miệng cho người sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển hóa thì cơ thể cũng sẽ giải phóng những chất hóa học khiến hơi thở trở nên nặng mùi.

– Hôi miệng là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý

Một phần nhỏ các trường hợp hơi thở có mùi hôi không xuất phát từ các nguyên nhân do miệng, mà do một số bệnh ung thư hoặc rối loạn chuyển hóa khiến cho cơ thể có mùi đặc trưng. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, suy thận hoặc suy gan cũng có thể gây mùi hôi như mùi tanh cá trong hơi thở.

Bệnh hôi miệng có thể là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý

Bệnh hôi miệng có thể là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý

2. Một số cách chữa hôi miệng hiệu quả

Cách chữa hôi miệng hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách chữa bệnh khác nhau như:

2.1. Cách chữa hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng hôi miệng hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất là 2 lần, đồng thời sau bữa ăn khoảng 30 phút cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Lưu ý mỗi lần vệ sinh cần đảm bảo loại bỏ hết mảng bám cũng như thức ăn thừa ở trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý thay bàn chải sau khoảng từ 2 đến 3 tháng để đảm bảo vệ sinh và tránh hôi miệng. Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc cạo lưỡi để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên là một trong những cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất

Vệ sinh răng miệng thường xuyên là một trong những cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất

2.2. Cách chữa hôi miệng do các loại thực phẩm gây ra

Đối với những trường hợp bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn thức uống gây ra, bạn có thể áp dụng phương pháp uống nhiều nước hoặc súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong. Lí do là bởi nước sẽ giúp cuốn trôi đi phần thức ăn còn thừa ở trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài ra thì nước muối cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả sát khuẩn. Lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại nước súc miệng chứa thành phần cồn, việc này sẽ khiến cho miệng của bạn bị khô và giảm tiết nước bọt. Nếu như thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn và tình trạng hôi miệng cũng trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó cũng cần hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều tinh dầu như hành, tỏi hoặc các loại thực phẩm giàu chất béo bởi chúng thường gây mùi rất lâu trong khoang miệng. Trường hợp đã sử dụng thì nên vệ sinh kỹ càng sau khi ăn xong.

2.3. Cách chữa hôi miệng do các loại bệnh lý

Như đã đề cập đến ở trên, hôi miệng do bệnh lý chủ yếu xuất phát từ một số bệnh lý về răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, áp xe. Ngoài ra, hôi miệng cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh lý về đường tiêu hóa hay tiểu đường, bệnh lý về gan, thận…

Trong trường hợp bị hôi miệng do bệnh lý, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương hướng điều trị phù hợp. Khi giải quyết dứt điểm các bệnh lý kể trên thì lúc đó triệu chứng hôi miệng cũng sẽ tự biến mất. Ngay cả trong trường hợp bạn không có bệnh lý, đừng quên đi khám nha sĩ đều đặn theo định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và khám chữa các bệnh về răng miệng.

Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ chăm sóc răng miệng hàng đầu được rất nhiều khách hàng tin tưởng

Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ chăm sóc răng miệng hàng đầu được rất nhiều khách hàng tin tưởng

Trên đây là những cách chữa hôi miệng hiệu quả bạn có thể thử áp dụng. Trong trường hợp bạn đã thực hiện các cách chữa mà không đạt hiệu quả thì tốt hơn hết, hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách xử lý kịp thời. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một địa chỉ chăm sóc răng miệng chuyên sâu, Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp. Là một trong những chuyên khoa được thành lập của Thu Cúc TCI, trải qua hơn 9 năm hình thành và phát triển, Khoa Răng-Hàm-Mặt đã vươn lên trở thành một trong những khoa chất lượng cao đi đầu luôn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của rất nhiều khách hàng. Tin rằng khi đến đây, mỗi khách hàng đều sẽ có cơ hội được trải nghiệm các dịch vụ từ nha khoa cao cấp bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm cao trực tiếp thực hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital