Mỏi tay chân khi ngủ dậy nguyên nhân do đâu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Mỏi tay chân khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra ở nhiều người. Hiện tượng này không những gây nên nhiều khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các bất thường xảy ra trong cơ thể cần được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, cần quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng hoặc gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

1. Mỏi tay chân khi ngủ dậy là gì?

mỏi tay, chân khi ngủ dậy là hiện tượng ngón tay, ngón chân hoặc bàn tay, bàn chân, bị tê cứng và không cử động được. Tình trạng nhức mỏi có thể trở nặng thành cơn đau và lan ra các vùng lân cận như cổ, vai gáy, hông, đùi… 

Sau khi ngủ dậy bị tê tay chân được chia làm 2 loại, đó là: tê bì do sinh lý và bệnh lý. 

– Do sinh lý: Đây là hiện tượng thường gặp khi cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài. Khi đó, các mạch máu và dây thần kinh sẽ bị chèn ép, gây ra tình trạng tê tay chân. Triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn cử động và các mạch máu lưu thông trở lại. 

– Do bệnh lý: Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Nếu không khắc phục kịp thời, người bệnh sẽ bị mất cảm giác và không cảm nhận được sự tê bì.

moi-tay-chan

Mỏi tay chân khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra ở nhiều người

2. Triệu chứng mỏi tay chân khi ngủ dậy

Người bệnh thường có cảm giác nhức mỏi, tê bì tay chân mỗi sáng thức dậy và có thể kéo dài nhiều giờ trong ngày. Hiện tượng này khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Ngoài ra, mỏi tay chân khi ngủ dậy có thể xảy ra không thường xuyên nhiều ngày liền hoặc ngắt quãng.

3. Nguyên nhân mỏi tay chân khi ngủ dậy

Mỏi tay chân khi ngủ dậy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

3.1. Tuổi tác

Các cơ và khớp xương ở người cao tuổi thường bị lão hóa làm suy giảm chức năng của các cơ quan này dẫn tới nhức mỏi tay chân. Hiện tượng này thường thấy sau khi ngồi quá lâu, khi mới ngủ dậy.

3.2. Thiếu canxi, vitamin D

Thiếu các chất này gây nên tình trạng loãng xương và biểu hiện ra triệu chứng nhức mỏi. Dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là thấy nhức mỏi vào ban đêm và khi ngủ dậy

3.3. Suy tĩnh mạch

Người bệnh có thể bị suy tĩnh mạch nếu có dấu hiệu đau nhức mỏi tay chân sau khi ngủ dậy.  Các tĩnh mạch chèn ép dây thần kinh và mạch máu làm cho máu đến các cơ không đủ gây nên.

3.4. Chấn thương, vận động quá nhiều ở chân tay

Khi bị chấn thương hay khi hoạt động thể thao quá mức thì ngay sáng hôm sau thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi tay chân.

Mỏi tay chân khi ngủ dậy

Khi bị chấn thương hay khi hoạt động thể thao quá mức thì ngay sáng hôm sau thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi tay chân.

3.5. Stress

Căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân tâm lý dẫn tới nhức mỏi tay chân.

3.6. Nằm ngủ sai tư thế

Nếu có thói quen nằm ngủ nghiêng sang một bên hoặc ngủ gối đầu lên tay có thể khiến bạn bị tê tay khi ngủ dậy. Khi tay hoặc cơ thể bị đè trong một tư thế lâu sẽ cản trở quá trình lưu thông, tuần hoàn của các mạch máu và dây thần kinh. Với những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi sai tư thế hoặc ngủ trong tư thế ngồi, đầu xuống bàn hay kê đầu lên tay, sau khi ngủ dậy sẽ bị tê cứng tay chân, khó cử động.

3.7. Thừa cân, béo phì

Tình trạng tăng cân nặng cũng ảnh hưởng lớn đến các chi và hệ xương khớp do quá trình lưu thông máu bị cản trở.

3.8. Bệnh tim mạch 

Khi mắc bệnh tim mạch, khi quá trình lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực, khó thở, người bệnh còn bị tê chân, tay.

3.9. Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng sẽ cản trở tốc độ dẫn truyền của các dây thần kinh. Một số trường hợp bị rối loạn cảm giác làm tổn thương bao Myelin. Độ nhớt và cholesterol lắng đọng trong máu tăng khi đường huyết cao, gây xơ vữa và tắc nghẽn mạch máu. Điều này làm giảm lưu thông, tuần hoàn mạch máu, các chất dinh dưỡng và hệ thần kinh ngoại biên. Kết quả dẫn tới tê liệt các chi khiến người bệnh cảm thấy như bị kim châm. Ngoài tiểu đường, xương khớp gây ra tình trạng tê bì tay, chân khi ngủ dậy trở nên trầm trọng hơn.

4. Giải pháp làm giảm mỏi tay chân khi ngủ dậy

– Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể.

– Uống đủ nước giúp tuần hoàn và lưu thông máu thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng ngủ dậy bị tê tay, chân.

– Tập thể dục thường xuyên, hạn chế làm việc nặng và vận động đúng cách, không quá sức để giảm áp lực xương khớp ở chân, tay.

Mỏi tay chân khi ngủ dậy

Tập thể dục thường xuyên, hạn chế làm việc nặng và vận động đúng cách

– Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu nguyên nhân stress gây đau mỏi tay chân khi ngủ dậy.

– Chú ý không duy trì cơ thể trong một tư thế thời gian dài, nhất là khi ngủ. Tránh nằm nghiêng một bên hoặc gối đầu lên tay. Không nằm gối đầu quá cao máu khó lưu thông.

– Sau thời gian dài làm việc hãy xoa bóp, massage tay, chân nhẹ nhàng để các mạch máu được lưu thông và tuần hoàn tốt.

– Thúc đẩy quá trình tuần hoàn mạch máu của cơ thể bằng cách ngâm tay, chân trong nước ấm. Đây là cách làm giảm và phòng ngừa tình trạng tê tay, chân hiệu quả sau khi ngủ dậy.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc cung cấp kiến thức về hiện tượng nhức mỏi tay chân khi ngủ dậy. Để có thêm thông tin tư vấn, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 hoặc Hotline 0936 388 288 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital