Sau sinh cơ thể mẹ rất yếu, mẹ cần được chăm sóc chu đáo và có chế độ sinh dưỡng phù hợp để sức khỏe nhanh chóng phục hồi, không gặp tác dụng ngược do ăn phải thực phẩm nên kiêng cữ. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng sau sinh, mẹ đẻ thường ăn được những gì? không nên ăn những gì để tốt cho sức khỏe nhất.
Menu xem nhanh:
1. Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sau sinh không phù hợp
Chế độ sinh dưỡng sau sinh tốt giúp vết thương ở tầng sinh môn mau lành, những tổn thương trong cơ thể và sức khỏe mẹ nhanh chóng hồi phục. Ngược lại, việc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé bao gồm:
– Vết thương sau đẻ lâu phục hồi
– Nguy cơ bị nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn
– Mẹ ít sữa, mất sữa, hoặc bị tắc tia sữa nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú,..
– Bé không có sữa bú, quấy khóc, cáu gắt, nguy cơ suy dinh dưỡng
– Mẹ có nguy cơ gặp phải các bệnh hậu sản như tiền sản giật sau sinh, băng huyết, nhiễm khuẩn hậu sản, sản dịch, nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh,…
– Mẹ mệt mỏi, kiệt sức
– Có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh em bé
Để có sức khỏe tốt nhất, sau sinh mẹ nên duy trì kiêng cữ khoảng 1 tháng, tuân thủ một số điều về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, chế độ vận động. Ngoài ra, người thân, chồng và gia đình cũng cần cố gắng giúp mẹ bầu trong giai đoạn này để sức khỏe nhanh chóng phục hồi nhất.
2. Mẹ đẻ thường ăn được những gì?
Sau sinh mẹ cần ăn uống đủ chất, mỗi ngày cần nạp vào cơ thể khoảng 2200 đến 2500 calo để sức khỏe mẹ nhanh chóng phục hồi và giúp bé được hưởng trọn nguồn dinh dưỡng quý giá từ mẹ trong khoảng thời gian đầu đời để phát triển, tăng cường hệ miễn dịch,… Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho mẹ sinh thường, bởi vậy có rất nhiều mẹ sau sinh thắc mắc mình nên ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe.
Những thực phẩm mẹ sau sinh thường nên ăn là:
– Cá hồi: Trong cá hồi có nhiều DHA, một rất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Bên cạnh đó cá hồi giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ như cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm. Mặc dù cá hồi tốt nhưng mỗi tuần mẹ chỉ nên bổ sung 336 gram vì trong cá có một hàm lượng thủy ngân nhất định, mẹ ăn nhiều sẽ không tốt cho bé.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này cung cấp cho mẹ một lượng vitamin D dồi dào giúp xương của cả mẹ và bé đều chắc khỏe hơn. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn cung cấp cho mẹ nhiều protein, vitamin B và canxi. Lượng sữa mỗi ngày mẹ nên uống là ít nhất 705ml để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
– Thịt bò: Trong thịt bò có chứa nhiều chất sắt giúp mẹ duy trì năng lượng cho cơ thể, đồng thời đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho con. Bên cạnh đó, thịt bò còn giúp cung cấp cho mẹ nhiều protein và vitamin B12, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
– Rau củ: Các loại rau xanh cung cấp cho mẹ nhiều dưỡng chất giúp hồi phục sức khỏe như vitamin A, canxi, vitamin C, sắt, chất oxy hóa có lợi cho tim. Mẹ nên bổ sung các loại rau như cải bó xôi, cải cầu vồng, súp lơ xanh,…
– Trái cây: mỗi ngày mẹ nên bổ sung ít nhất khoảng 150g trái cây hoặc nước ép trái cây. Một số loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh là trái cây họ cam quýt có nhiều vitamin C, quả việt quất có chứa nhiều vitamin và khoáng chất,…
– Trứng: trứng là thực phẩm rất tốt đối với phụ nữ sau sinh, mẹ nên chọn mua trứng kĩ càng để mua được trứng sạch có nhiều dưỡng chất nhất.
– Ngũ cốc nguyên hạt: ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh và sự phát triển của bé.
3. Mẹ sau đẻ thường không nên ăn những gì?
Sau sinh cơ thể mẹ thường rất yếu vì thế những thực phẩm không tốt có thể làm mẹ lâu hồi phục hơn và đặc biệt không có lợi cho sự phát triển của bé. Một số lưu ý về thực phẩm cho mẹ sau sinh thường là:
– Mẹ nên tránh những thực phẩm dễ gây đầy hơi như: tinh bột, sữa đậu nành, thực phẩm lên men như dưa muối, cải muối,…
– Mẹ không nên ăn các loại quả chua như khế, me, xoài chua,…
– Mẹ không nên ăn những thực phẩm khiến vết mổ dễ viêm nhiễm, dễ sưng hoặc để lại sẹo như: rau muống, lòng trắng trứng gà, đồ nếp,…
– Mẹ không nên ăn quá nhiều các món chiên xào, món có nhiều dầu mỡ
– Tránh các sản phẩm chứa chất kích thích như: nước tăng lực, nước ngọt, cà phê, bia rượu, thuốc lá,…
– Những gia vị mạnh như ớt tiêu mẹ cũng nên tránh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn những thực phẩm có lợi và tránh những thực phẩm có hại, phụ nữ sau sinh mổ cũng cần thực hiện một số lưu ý trong sinh hoạt để sức khỏe được phục hồi nhanh nhất và tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.
– Trong 12 giờ đầu sau sinh mẹ nên tránh ngồi dậy vì có thể gây tụt huyết áp.
– Trong ngày đầu tiên sau sinh này mẹ nên cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt để gọi sữa về, tránh mất sữa.
– Ngày thứ hai sau sinh mẹ có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.
– Sau sinh giấc ngủ đối với mẹ là vô cùng quan trọng, mẹ nên ngủ khoảng 8 đến 9 tiếng mỗi ngày.
– Trong khoảng 5 đến 6 tuần sau sinh nên kiêng quan hệ tình dục vì có thể dẫn tới nhiễm khuẩn.
– Sau sinh mẹ không nên vận động quá mạnh hoặc lao động nặng ít nhất trong hai tháng đầu.
– Đặc biệt trong thời gian kiêng cữ sau sinh nếu mẹ gặp các triệu chứng bất thường như sốt cao, vết rạch tầng sinh môn sưng đỏ chảy mủ, sản dịch bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi,… mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn can thiệp kịp thời, tránh những ảnh hưởng nặng về sau.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng sau sinh thường, những gì mẹ nên ăn, không nên ăn và lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng rằng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc về chế độ dinh dưỡng mà mẹ đang quan tâm, đặc biệt là sau đẻ thường ăn được những gì. Nếu như có câu hỏi nào về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hoặc thăm khám sức khỏe sau sinh mẹ có thể liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.