Mất ngủ tuổi dậy thì, cha mẹ đã hiểu đúng?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Trong xã hội phát triển hiện nay, tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì đang khá phổ biến. Khi đang ở độ tuổi đi học, việc mất ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, kết quả học tập và sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau sẽ mang tới các thông tin cần thiết về vấn đề này.

1. Tình trạng mất ngủ của tuổi dậy thì là gì?

Trẻ khi đang trong độ tuổi dậy thì cần phải được ngủ từ 8-10 tiếng/ngày để đảm bảo mức độ phát triển. Có những trẻ có giấc ngủ ngon và khá ổn định thì một số trẻ lại bị rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Mất ngủ ở trẻ trong tuổi dậy thì là tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon xuất hiện từ 4-5 lần/tuần hoặc lên đến cả tháng. Đối tượng là trẻ trong độ tuổi từ 10-14 tuổi.

Mất ngủ tuổi dậy thì ngày một phổ biến

Trẻ trong độ tuổi dậy thì mất ngủ đang khá phổ biến trong xã hội hiện nay

Đây được xem là tình trạng liên quan tới sự trì hoãn của đồng hồ sinh học. Đồng hồ sinh học sẽ có thể là yếu tố tác động đến thời gian ngủ và thức của trẻ. Và vấn đề naydf ở mỗi cá nhân là một khác

Khi chưa dậy thì, trẻ hay có xu hướng ngủ vào khoảng 8-9 giờ tối. Còn giai đoạn sau dậy thì thường sẽ có nhu cầu ngủ muộn hơn. Có trẻ chỉ buồn ngủ khoảng 10-11 giờ hay còn muộn hơn.

2. Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ, cha mẹ đã biết?

Biểu hiện của mất ngủ tuổi dậy thì ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra, qua các biểu hiện:

– Thời gian đêm trằn trọc, lăn lộn, khó ngủ hay còn không có cảm giác muốn ngủ.

– Giấc ngủ diễn ra, nhưng ngủ không ngon, dễ tỉnh giấc và sáng dậy khá sớm.

– Mỗi sáng khi vừa dậy đều thấy mệt mỏi, uể oải, nặng nề khó vận động ngay.

– Ban ngày liên tục ngáp ngủ, khó tập trung cho công việc.

Dựa vào các biểu hiện trên của bệnh, có thể thấy chứng mất ngủ được chia ra hai mức độ:

– Mất ngủ cấp tính: đa phần diễn ra trong thời gian ngắn, rất ngắn. Với tình trạng này việc điều trị lại khá đơn giản, đôi khi có thể tự khỏi. Tình trạng này chủ yếu do tác động tâm lý ở trẻ.

Mất ngủ mãn tính: Tình hình xuất hiện từ 3-5 buổi/tuần và kéo dài cả tháng. Đây là trường hợp rất khó để điều trị và gây nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.

3. Mức độ nguy hiểm và bí quyết khắc phục

Mất ngủ dù ở bất kể độ tuổi nào nếu bị kéo dài và không được kiểm soát cũng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, bệnh lý sẽ ảnh hưởng rất lớn để khả năng phát triển của trẻ.

3.1. Mất ngủ tuổi dậy thì nguy hiểm thế nào

Mất ngủ ở độ tuổi đang phát triển nếu cứ liên tục diễn ra sẽ khiến trẻ phải đối diện với các vấn đề như:

– Khiến mất cân bằng về hormone trong cơ thể. Ngủ muộn sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng hormone. Làm tăng tiết hormone cortisol quá mức, khi đó sẽ phá vỡ sự cân bằng dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.

– Kích thích tăng mụn trứng cá trên mặt. Khi thức khuya, tuyến thượng thận sẽ tăng tăng tiết cortisol. Sau đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Từ đó khiến lỗ chân lông nhanh chóng bị bí tắc và xuất hiện mụn.

– Ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. Vì hormone tăng chiều cao chủ yếu sản sinh về đêm khi cơ thể được nghỉ ngơi. Nếu trẻ liên tục thức khuya để chơi game, căng thẳng,… sẽ khiến chiều cao không thể tăng lên được.

– Học tập dễ bị mất tập trung và quên trước quên sau. Ngủ đúng giờ đủ giấc giúp não bộ được phục hồi và nghỉ ngơi. Khi thức khuya quá nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung vào học tập. Não bộ luôn cần được nghỉ ngơi để tái tạo và phát triển.

Mất ngủ tuổi dậy thì khiến trẻ bị sao nhãng về học tập

Mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài khiến trẻ bị sao nhãng về học tập

– Suy giảm hệ thống miễn dịch: thức khuya khiến các tế bào máu trắng bị phá hủy. Đây là các thành phần chính cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó là lý do vì sao mất ngủ lâu ngày sẽ làm suy giảm miễn dịch.

– Trí não không được phát triển toàn diện. Tương tự như chiều cao, não bộ sẽ được phục hồi nhiều nhất là khi ngủ. Thức khuya làm não bộ không có thời gian để phục hồi. ngoài ra còn khiến phát sinh nhiều tế bào não chết. Từ đó đầu óc trẻ sẽ dần bị kém nhạy bén, linh hoạt và học hành không hiệu quả.

– Lão hóa sớm dù đang ở độ tuổi phát triển. Thức khuya, thiếu ngủ làm cho làn da không được tái tạo và phục hồi. Các tế bào từ đó dần lão hóa mạnh hơn.

3.2. Biện pháp cải thiện mất ngủ tuổi dậy thì mà cha mẹ cần biết

Khi thấy con có biểu hiện mất ngủ kéo dài, cha mẹ thường có thói quen ra hiệu thuốc mua thuốc an thần để sử dụng luôn cho con. Tuy nhiên, theo các y bác sĩ chuyên khoa thần kinh những loại thuốc đó đa phần có chất gây nghiện. Dần dần làm trẻ bị lệ thuộc vào thuốc. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc là trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn bực, và làm việc chậm chạp.

Nếu thấy con trẻ xuất hiện dấu hiệu mất ngủ, cha mẹ cần điều chỉnh về lối sống kết hợp sử dụng các loại thảo dược hợp lý. Cần chú trọng áp dụng các biện pháp để tìm lại giấc ngủ tự nhiên không lệ thuộc thuốc cho con. Những vị thuốc tự nhiên cha mẹ có thể biết như: tâm sen, cùi nhãn, lạc tiên, quế, hạt sen,…

Về lối sống cha mẹ cần quan tâm và điều chỉnh cùng con:

– Chia sẻ và lắng nghe cùng con nhiều hơn. Tạo tâm lý thoải mái cho con gần giờ ngủ.

– Khuyến khích con thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc sắp xếp những lo lắng không cần thiết.

– Hạn chế cho trẻ dùng các loại đồ uống có ga, cafeine vào chiều hay tối.

Hạn chế con trẻ sử dụng các loại thức uống chứa nhiều caffeine

Hạn chế con trẻ sử dụng các loại thức uống chứa nhiều caffeine

– Cùng con tham gia nhiều hơn các hoạt động thể dục thể thao cải thiện độ dẻo dai cho cơ thể.

– Không nên để con ngủ trưa quá 2 tiếng.

– Tắt bớt các thiết bị điện tử cạnh giường ngủ và không để con sử dụng sát giờ ngủ.

– Xây dựng giờ giấc nghỉ ngơi học tập cân bằng cho trẻ, không đặt quá nhiều áp lực cho con.

– Đồng hành cùng con nếu trường hợp bệnh nặng cần điều trị với bác sĩ tâm lý.

Bên cạnh việc giúp con thực hiện các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, phụ huynh nên kết hợp cùng với chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó giúp cải thiện tình trạng mất ngủ cho trẻ tuổi dậy thì.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital