Mang thai tháng đầy bị đau bụng liệu có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm không? Các mẹ bầu hãy tham khảo những thông tin sau để hiểu hơn về hiện tượng này trong thai kỳ nhé.
Menu xem nhanh:
1. Mang thai tháng đầu đau bụng dưới có sao không?
Trong tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu bị đau bụng lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh bảo nguy cơ sảy thai cao. Thế nhưng, mang thai tháng đầu đau bụng dưới có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tính chất và các dấu hiệu đi kèm.
Các chuyên gia cho rằng mang thai tháng đầu bị đau bụng có thể chỉ la hiện tượng bình thường mà mẹ bầu sẽ trải qua. Vì thế, chị em không nên quá lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác đau tức vùng bụng dưới rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung.
Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu đó là những cơn ốm nghén. Thường tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày, cảm giác đau không tăng lên. Sau đó, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện (chủ yếu do mẹ bầu căng thẳng). Tóm lại, việc mang thai tháng đầu đau bụng dưới có thể không đáng lo và hoàn toàn bình thường. Nhưng các mẹ bầu cũng phải biết những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để kịp thời phát hiện.
2. Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?
Có những trường hợp đau bụng khi mang thai kèm với những triệu chứng khác cảnh báo nguy hiểm mà mẹ cần lưu ý như:
2.1. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là hiện trượng trứng được thụ tinh nhưng không thể làm tổ bên trong tử cung, khiến cho chị em phải chịu những cơn đau tức ở bụng dưới ở những tuần đầu thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chị em.
Nếu mẹ bầu thấy có những dấu hiệu: đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, đau đớn khi đi đại tiện…đặc biệt khi những cơn đau dữ dội hơn thì không được chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế ngay.
2.2. Sinh non
Ngoài triệu chứng đau bụng mà xuất hiện dấu hiệu chuột rút, đau lưng, … thì có thể cảnh báo nguy cơ sinh non.
2.3. Sảy thai
Hiện tượng sảy thai thường diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh triệu chứng như đau bụng thì còn được nhận biết qua dấu hiệu như: chảy máu âm đạo liên tục. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay.
>> Tìm hiểu: 7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai
2.4. Nhiễm trùng đường nước tiểu
Biểu hiện bao gồm: đau vùng bụng dưới, đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh hoặc lẫn cả máu và mũ, kèm sốt cao…
Nhiễm trùng đường nước tiểu xảy ra ở các mẹ khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng phức tạp tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt nhiễm trùng nước tiểu kéo dài có thể gây suy thận.
3. Phải làm gì khi mang thai tháng đầu đau bụng dưới?
Đau bụng dưới khi mang thai khiến mẹ khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và làm việc. Thế nhưng nếu ngoài triệu chứng đau bụng dưới ra mà không có dấu hiệu gì khác bất thường thì mẹ nên bình tĩnh, vì đó có thể chỉ là hiện tượng bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu phát hiện những bất thường khác, mẹ cũng không được chủ quan mà phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.
>> Mách bạn: Khám thai trọn gói ở đâu tốt tại Hà Nội?
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Việc tập luyện thể thao hay giữ cho tinh thần thoải mái cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ hãy chú ý điều này nhé!
Trên đây là những thông tin liên quan đến mang thai tháng đầu đau bụng dưới, mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để biết được tư vấn giải đáp miễn phí.
Tin liên quan
- Đau bụng dưới bên trái ở nam
- Đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối
- Tiểu buốt và đau bụng dưới là bị làm sao
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc