Mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những gì là quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Bài viết dưới đây là những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối. 3 tháng cuối của thai kỳ, bụng mẹ bầu to lên rất nhanh. Trong cả thai kỳ 9 tháng 10 ngày thì 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là rất quan trọng.
Menu xem nhanh:
Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Khi bước vào tam cá nguyên thứ ba, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não. Giai đoạn này, bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn nhỏ. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten…
Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.
Mỗi ngày, bà bầu phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.
Mẹ bầu có thể bổ sung axit béo vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của mình như:
+ Uống dầu cá theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Dùng các loại hạt bí, hạt hướng dương để làm món “nhâm nhi”.
+ Ăn các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh.
+ Thêm dầu ăn vào các món ăn chế biến hàng ngày. Chọn dầu ô liu, dầu hướng dương hay dầu mè rất tốt.
+ Ăn nhiều đậu phụ…
Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối
– Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
-Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
– Đi tiêm ngừa uốn ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
– Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là đã gần chuyển dạ.
– Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Đồng thời, nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
– Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
– Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
– Tham gia học những lớp học tiền sản nếu có thời gian
– Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đi massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.