Trẻ bị tiêu chảy thường dễ mất nước, mất điện giải dẫn đến mệt mỏi, li bì, đặc biệt, tình trạng này để lâu có thể kéo theo những hệ lụy xấu như chậm lớn, suy dinh dưỡng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách trị tiêu chảy cho trẻ thế nào, nếu bố mẹ đang lo lắng chưa biết phải xử trí thế nào thì trẻ bị tiêu chảy, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa tiêu chảy ở trẻ
Theo Bộ Y tế, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Tác nhân chính gây bệnh là các loại vi khuẩn, virus, trong đó thường gặp nhất là Rotavirus. Để nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
– Tần suất đi cầu trẻ nhiều hơn so với mức bình thường từ 3 lần trở lên, cụ thể, tần suất đi cầu bình thường ở trẻ là:
– Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, tần suất đi cầu trung bình rơi vào khoảng từ 3 đến 10 lần/ngày, hoặc có thể hơn. Bên cạnh đó, tính chất phân cũng thay đổi, thường ở dạng sệt, lỏng, chuyển màu vàng, xanh hoặc nâu.
+ Đối với trẻ đang bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều hơn và phân cũng có nhiều nước hơn so với trẻ uống sữa công thức.
+ Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên thông thường chỉ có khoảng từ 1 đến 2 lần đi cầu mỗi ngày
– Thay đổi tính chất phân: Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng, có dạng lổn nhổn hoặc dạng nước kèm theo mùi hôi tanh.
Bên cạnh thay đổi tần suất đi cầu và tính chất phân, trẻ khi bị tiêu chảy cũng xuất hiện những biểu hiện như: Bỏ bú, chán ăn, nôn trớ vài lần hoặc kéo dài, mất nước, mất điện giải do đi ngoài và nôn nhiều.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiêu chảy?
Như đã đề cập ở trên, tác nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ có thể do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, trong đó, phổ biến nhất là Rotavirus. Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em bao gồm:
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Do mầm bệnh đi từ bên ngoài vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa gây viêm nhiễm
Rối loạn vi sinh đường ruột: Việc bố mẹ cho trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi dẫn đến tăng nhu động ruột khiến trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc phân sống.
– Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn so với các trẻ bình thường khác
– Nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh
– Dụng cụ hoặc khâu chế biến thiếu sạch sẽ, dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh
– Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, hoặc bé bị suy giảm miễn dịch hoặc bé bị HIV
– Chưa vệ sinh cho trẻ đúng cách
– Yếu tố thời tiết: Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho Rotavirus phát triển khiến trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy
– Một số thói quen không tốt của bố mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ như: Cho trẻ ăn dặm không đúng cách, không rửa tay ấu khi dọn phân hoặc trước khi chế biến thức ăn…
3. “Điểm danh” cách trị tiêu chảy cho trẻ em
3.1. Bổ sung nước và điện giải cho trẻ khi bị mất nước
Trẻ bị tiêu chảy thường đi ngoài ra phân nhiều nước nên rất dễ bị mất nước, lúc này, cơ thể không được hấp thu lượng nước đủ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí trường hợp nghiêm trọng còn gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó, cách trị tiêu chảy cho trẻ hầu hết là bù nước và điện giải dựa trên tình trạng mất nước. Để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh có thể sử dụng một số dung dịch bù nước thông dụng như: Dung dịch Oresol, hoặc Oresol dạng pha sẵn, dạng viên hoặc gói. Bố mẹ cần chú ý pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì, nếu đã pha dung dịch quá 24h mà không uống thì nên bỏ đi. Lưu ý, biện pháp kể trên chỉ áp dụng cho các trường hợp bị mất nước nhẹ. Nếu như trẻ bị mất nước nặng kèm theo một số biểu hiện như: Mắt trũng, khô môi, da dẻ nhăn nheo… thì cần được đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để bù nước bằng biện pháp truyền tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, để có thể đảm bảo sức khỏe cho con, trước khi sử dụng bất cứ biện pháp điều trị nào, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với trẻ đang bị tiêu chảy
Khi mới bị tiêu chảy, trẻ có thể sẽ từ chối thức ăn, đặc biệt là thức ăn cứng. Lúc này, đa số phụ huynh sẽ có tâm lý không ép trẻ ăn hoặc chỉ cho trẻ ăn một lượng ít để tránh tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên trái lại, thì thói quen này sẽ gây phản tác dụng, bởi trẻ không được cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, lúc này tình trạng tiêu chảy sẽ càng nặng thêm.
Chính vì vậy, đối với trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ vẫn nên đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, tuyệt đối không nên kiêng khem quá mức. Bên cạnh đó, hãy chú ý chế biến thật kỹ thức ăn, có thể nấu thức ăn dạng nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa. Trong trường hợp trẻ tiêu chảy kèm theo biểu hiện nôn, ói, bố mẹ cần khuyến khích trẻ ăn, uống chậm lại hoặc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn dễ hơn.
Lưu ý trong quá trình trị tiêu chảy, không được cho trẻ uống nước trái cây vì trái cây thường chứa nhiều đường khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, các loại nước ngọt, đồ uống có ga cũng sẽ khiến trẻ bị khó chịu đường ruột và đi ngoài nhiều hơn.
4. Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ thế nào
Để phòng ngừa tiêu chảy từ sớm, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
– Luôn đảm bảo thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, cần chế biến thức ăn hợp vệ sinh cũng như sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
– Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn và cả khi cho trẻ ăn
– Không nên cho trẻ dừng bú sữa mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ
– Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp trẻ bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị
– Tránh không để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh
Hi vọng qua bài viết trên, phụ huynh đã nắm được những kiến thức hữu ích về cách trị tiêu chảy cho trẻ. Nếu phụ huynh đang phân vân chưa tìm được địa chỉ thăm khám sức khỏe toàn diện cho trẻ, Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là lựa chọn đáng yên tâm. Tại đây, đích thân bác sĩ Nhi khoa đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, giàu y đức sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị các bệnh lý về Nhi cho trẻ. Bên cạnh đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI còn luôn chú trọng đầu tư và nâng cấp trang thiết bị y tế để có thể đáp ứng nhu cầu thăm khám ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, với tiêu chí “Thăm khám tận tình-Hạn chế kháng sinh”, bố mẹ có thể hoàn toàn an tâm bởi trẻ sẽ được xây dựng phác đồ điều trị không những đảm bảo hiệu quả mà còn an toàn tuyệt đối, nói không với tác dụng phụ.