Viêm xoang là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở rất nhiều đối tượng. Bệnh lý này dễ tái phát và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, viêm xoang cần được phát hiện và điều trị sớm để có được hiệu quả tốt nhất. Vậy có những cách điều trị viêm xoang mũi nào?
Menu xem nhanh:
1. Viêm xoang là gì? Yếu tố nào gây nên viêm xoang?
Viêm xoang còn được biết đến với tên gọi viêm mũi xoang, đây là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót phía trong các xoang cạnh mũi. Khi mắc viêm xoang, lớp niêm mạc sẽ phù nề và gây tăng tiết dịch nhầy trong khi phù nề thu hẹp đường kính các lỗ xoang khiến cho dịch không thể thoát ra bên ngoài được dẫn đến tắc nghẽn. Tác nhân của tình trạng này chủ yếu là do vi trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng.
Viêm xoang nếu xảy ra trong thời gian ngắn ngày và khỏi trước 4 tuần là viêm xoang cấp tính. Viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài trên 3 tháng còn là viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang có thể gây nên bởi một số yếu tố bao gồm:
– Do bơi lội, ngâm nước nhiều khiến cho nước bẩn chứa vi khuẩn lọt qua lỗ thông vào xoang.
– Do dịch tiết ứ đọng trong xoang gây kích thích và ô nhiễm tại chỗ.
– Do một số bệnh lý như: Lệch vách ngăn mũi, phì đại xoăn mũi, viêm mũi dị ứng, dị vật hốc mũi, sưng nề niêm mạc,…
– Do ảnh hưởng của những tổ chức lân cận như: Viêm amidan, viêm xương mặt hay mụn nhọt ở mặt.
– Do chấn thương hoặc nhiễm trùng tai ngoài.
– Do thay đổi khí áp đột ngột.
Ngoài ra, còn rất nhiều các nguyên nhân khác có thể gây viêm xoang mũi vi khuẩn, virus, nấm,…
2. Tìm hiểu cách điều trị viêm xoang mũi hiện nay
Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm thành xương hốc mắt, viêm thần kinh giác sau của nhãn cầu, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não,… Do đó viêm xoang cần được điều trị và chăm sóc kịp thời để ngăn chặn quá trình viêm cũng như phòng ngừa các biến chứng.
2.1. Cách điều trị viêm xoang mũi cấp tính
Khi bị viêm xoang mũi ở tình trạng cấp tính người bệnh cần được điều trị kịp thời:
– Ở giai đoạn này nguyên tắc trị liệu chính là sự cải thiện của thông khí và dẫn lưu ở xoang mũi, mũi để chống nhiễm trùng.
– Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm toàn thân. Lưu ý, cần sử dụng dưới sự chỉ định của y bác sĩ có trình độ chuyên môn.
– Tránh hỉ mũi khi đang bị nghẹt.
– Nhỏ thuốc co mạch giúp cho mũi thông thoáng hơn. Mặt khác, tạo điều kiện để khôi phục lại sự lưu thông khí cũng như dẫn lưu dịch tiết giữa xoang và mũi.
Thông thường sau thời kì cấp tính, xoang hàm có thể chứa nhiều mủ do không tự dẫn lưu ra được thì nên rửa xoang mũi.
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý tránh để bệnh phát triển thành mạn tính để lại những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.
2.2. Cách điều trị viêm xoang mũi mạn tính
Đối với viêm xoang mạn tính sẽ tùy thuộc theo mức độ của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay chính là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật có thể áp dụng phương pháp kinh điển hoặc nội soi,… tùy thuộc vào nhu cầu và thể trạng của người bệnh.
Mục đích của những phương pháp điều trị này chính là phục hồi sự lưu thông và phục hồi sự dẫn lưu dịch ở mũi – xoang làm cho niêm mạc người bệnh ở lại trạng thái bình thường. Các bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tối đa những cấu trúc giải phẫu và duy trì chức năng của xoang mũi.
Trường hợp người bệnh có niêm mạc mũi – xoang chưa bị thoái hóa nhiều, các lỗ thông xoang ít bít tắc có thể điều trị bằng nội khoa, rửa tại chỗ bằng nước muối sinh lý, điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm,..
Trường hợp điều trị dài ngày mà không thấy hiệu quả người bệnh có thể sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Các kỹ thuật can thiệp càng ngày càng tiến bộ sẽ giúp ích cho việc chăm sóc và điều trị viêm xoang mạn.
3. Làm sao để phòng ngừa viêm xoang mũi?
Để phòng ngừa bệnh lý viêm xoang hiệu quả chúng ta nên lưu ý một số điểm sau:
– Đi đi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn cần đeo khẩu trang.
– Không uống rượu bia bởi chúng có thể làm cho niêm mạc bị phù nề.
– Không để mũi tiếp xúc trực tiếp với những luồng gió lớn như điều hòa, quạt.
– Người mẫn cảm cần hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, thức ăn lạ,…
– Khi bơi hoặc tắm nếu bị nước vào trong tai, mũi cần vệ sinh sạch sẽ.
– Tránh căng thẳng, stress. Việc này có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Bên cạnh đó, luyện thể thao kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe chính mình cũng là biện pháp để phòng ngừa bệnh lý này.