Viêm xoang mũi ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

Tham vấn bác sĩ

Viêm xoang mũi là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ về viêm xoang mũi ở trẻ em, cách nhận biết các dấu hiệu và phương pháp chăm sóc đúng cách.

1. Tổng quan về viêm xoang mũi ở trẻ em

Viêm xoang mũi là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc các xoang cạnh mũi. Ở trẻ em, bệnh thường xảy ra do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hoặc là biến chứng của các bệnh đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm mũi dị ứng. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các bé dưới 6 tuổi. Đặc biệt, trong những giai đoạn giao mùa, số ca mắc có xu hướng tăng lên.

Viêm xoang mũi ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm xoang mũi ở trẻ em là bệnh gì?

Nguyên nhân trẻ em viêm xoang dễ hơn người lớn là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cấu trúc xoang đang phát triển, trẻ dễ bị nhiễm trùng từ môi trường xung quanh.

Mặc dù không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe, nhưng viêm xoang ở trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa tái đi tái lại dẫn đến giảm thính lực và làm giảm thị lực.

Ngay khi phát hiện các triệu chứng trẻ viêm xoang, bố mẹ nên cho con đi khám tại cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ chụp X-quang, MRI hoặc CT scan để xác định bệnh và đánh giá tình trạng viêm trong xoang mũi, từ đó lên phương án xử lý.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm xoang ở trẻ em

Các bậc cha mẹ cần chú ý, xoang mũi ở trẻ bị viêm thường kéo theo một số biểu hiện ở mũi và ảnh hưởng đến cả sinh hoạt thường ngày. Cụ thể như sau:

– Triệu chứng ở mũi: Xoang mũi khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, hắt hơi liên tục, hay dụi mũi do ngứa mũi. Mũi có dịch đặc sệt màu vàng hoặc xanh chảy ra.

– Các triệu chứng khác: Bên cạnh triệu chứng ở mũi, trẻ còn ho kéo dài, đặc biệt là ban đêm, kèm theo sốt nhẹ (nếu xoang cấp tính). Đồng thời, trẻ đau đầu, nhức vùng mặt, hơi thở có mùi, mệt và chán ăn.

– Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Trẻ thường thở bằng miệng khi ngủ, khó vào giấc và dễ tỉnh dậy giữa đêm. Khi ngủ say, trẻ có biểu hiện ngáy to.

– Thay đổi hành vi: Xoang mũi khiến trẻ khó chịu, hay cáu gắt, khó chịu, giảm tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập.

Lưu ý: Các triệu chứng này có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu có thể không rõ ràng như ở trẻ lớn.

3. Các giai đoạn của viêm xoang mũi ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ thường được chia làm 3 loại chính sau đây, dựa theo đặc điểm của triệu chứng bệnh.

– Viêm xoang cấp tính: Có các biểu hiện bệnh như sốt, đau nhức vùng mặt, chảy mũi đặc, kéo dài dưới 4 tuần. Nguyên nhân thường do virus hoặc bị vi khuẩn tấn công.

– Viêm xoang bán cấp: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa cấp tính và mãn tính, thường kéo dài từ tuần 4 đến tuần 12.

– Viêm xoang mạn tính: Là giai đoạn bệnh tiến triển sau 12 tuần liên tục, thường do dị ứng hoặc các yếu tố từ môi trường tác động thêm. Ở giai đoạn này, bệnh thường có triệu chứng âm ỉ và dai dẳng.

Ngoài ra, người ta còn chia bệnh này thành các loại xoang khác nhau, dựa vào đặc điểm, vị trí của vùng viêm, như là xoang bướm, xoang trán, xoang hàm trên,…

Hình ảnh viêm xoang mũi

Hình ảnh viêm xoang mũi

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ

4.1. Chăm sóc trẻ viêm xoang mũi tại nhà

Ngay khi trẻ bắt đầu có các dấu hiệu bị viêm xoang, phụ huynh nên cho trẻ đi khám, chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ chuẩn y khoa. Đồng thời, cần đồng hành với trẻ chăm sóc sức khỏe hàng ngày bằng cách:

– Vệ sinh mũi họng: Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách và rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Đồng thời, cần giữ không khí trong phòng đảm bảo độ ẩm, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm.

– Điều chỉnh dinh dưỡng: Viêm mũi có thể do dị ứng, nếu trẻ có tiền sử dị ứng, bố mẹ nên cân nhắc kỹ khi cho trẻ sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, sữa, trứng… Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung rau và trái cây giàu kẽm, vitamin C để tăng đề kháng, ngừa viêm nhiễm cho trẻ.

– Cải thiện môi trường sống: Bố mẹ tuyệt đối không để khói thuốc, khói bếp ảnh hưởng đến trẻ, chú ý giữ nhà sạch sẽ, nền nhiệt độ phòng phù hợp.

– Điều trị đúng cách: Cần hướng dẫn trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, không tự ý mua thuốc ngoài chỉ định và cho trẻ tái khám đúng lịch.

Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tiêm các loại vắc xin phòng bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.

4.2. Trẻ viêm xoang mũi khi nào cần đến bác sĩ?

Trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường sau đây, bố mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay.

Trong một số trường hợp, xoang mũi cần được xử lý bằng phương pháp phẫu thuật

Trong một số trường hợp, xoang mũi cần được xử lý bằng phương pháp phẫu thuật

– Trẻ sốt trên 38.5°C và có thể kéo dài, sốt thành nhiều cơn

– Khó thở và đau đầu dữ dội, sưng quanh mắt, vùng mặt, trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ngại vận động.

Chuyên khoa Tai mũi Họng TCI – nơi hội tụ những bác sĩ Nha khoa được đào tạo chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tế nhiều năm, cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bé cải thiện tình trạng viêm xoang hiệu quả, nhanh chóng. Nếu trẻ bị viêm xoang cấp tính, viêm tái phát nhiều lần, viêm mãn tính kèm theo ứ mủ, ù tai, VA phì đại, bố mẹ nên đặt lịch khám ngay!.

Viêm xoang mũi ở trẻ em là bệnh lý thường gặp nhưng bố mẹ có thể giúp con điều trị và phòng ngừa hiệu quả từ sớm. Phụ huynh cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ, đặc biệt là ở mũi. Đồng thời bảo vệ môi trường sống sạch sẽ, giúp trẻ tăng đề kháng hàng ngày thông qua luyện tập, ăn uống. Bằng việc chăm sóc tại nhà và điều trị y tế khi cần thiết, trẻ em mắc viêm xoang sẽ nhanh chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital