Giấc ngủ đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Sau một ngày dài lao động, cơ thể cần có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu khoảng thời gian này bị rút ngắn dễ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và không còn năng lượng vào hôm sau. Mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe không được ổn định. Cùng tìm hiểu lý do bị mất ngủ xuất phát từ đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh mất ngủ là bệnh gì?
Giấc ngủ là thời gian để cơ thể bạn được giải lao và thư giãn sau một ngày dài vất vả. Khoảng thời gian này giúp cơ thể chúng ta được phục hồi năng lượng.
Mất ngủ chính là chứng rối loạn về giấc ngủ phổ biến gồm các dạng: ngủ chập chờn, khó vào giấc, dễ bị giật mình giữa đêm, ngủ muộn dậy sớm, mệt mỏi khi thức dậy. Tình trạng này nếu bị kéo dài sẽ làm cho cơ thể dần bị rút đi năng lượng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Khi đó sẽ gây tác động trực tiếp tới năng suất và khả năng tiếp nhận công việc vào ban ngày.
Với người trưởng thành cần được đảm bảo giấc ngủ từ 7-8 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, đi kèm thời gian là chất lượng giấc ngủ cũng cần được đảm bảo. Ngủ đủ thời gian, ngủ sâu và ngủ thoải mái sẽ giúp cơ thể được sảng khoái hơn khi thức dậy.
Tình trạng mất ngủ hiện nay đang được chia làm hai loại: cấp tính và mãn tính. Rối loạn giấc ngủ không chỉ đơn thuần xảy ra ở người lớn tuổi mà nó còn xuất hiện cả ở người trẻ và trẻ vị thành niên, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Những lý do dẫn đến tình trạng mất ngủ
Mất ngủ kéo dài thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể nhắc tới hai nguyên nhân chính đó là: khách quan và chủ quan.
2.1. Lý do bị mất ngủ do nguyên nhân khách quan
Những yếu tố ngoại cảnh tác động trực tiếp đến giấc ngủ của bạn có thể kể tới như:
– Áp lực từ trong cuộc sống và công việc. Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, khiến con người bị cuốn theo. Những áp lực tới từ công việc, tình yêu, gia đình, bạn bè,… khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn. Từ đó làm tăng lo âu, stress và mất cân bằng về tâm lý. Tình trạng kéo dài khiến bạn mất ngủ và dần phát triển lên thành bệnh.
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Bạn không nên xem thường và thiếu quan tâm đến lý do này. Vì thực tế thì chế độ ăn uống cùng với sinh hoạt thường ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.
– Lịch làm việc và múi giờ sinh hoạt bị biến động thường xuyên. Khi bạn phải liên tục thay đổi về giờ giấc làm việc trong khi cơ thể chưa kịp thích ứng. Điều này sẽ làm rối loạn giờ giấc và thời gian nghỉ ngơi của cơ thể. Trường hợp làm việc hay du lịch ở nơi có múi giờ lệch quá nhiều với nơi mình sống cũng là tác nhân gây mất ngủ. Ngoài ra còn một lý do bị mất ngủ khác khi bạn có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và hoạt động mạnh gần giờ.
– Phòng ngủ và môi trường xung quanh. Phòng ngủ được xem là yếu tố quyết định đến 70% giấc ngủ. Phòng ngủ của bạn đã thực sự hợp lý về ánh sáng, độ ẩm, không gian hay chưa.
2.2. Lý do bị mất ngủ do nguyên nhân chủ quan
Những yếu tố chủ quan có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ như:
– Yếu tố bệnh lý: các bệnh về nội khoa, bệnh lý về thần kinh hay bệnh nghiện chất kích thích. Các bệnh nội khoa có thể kể tới như: dạ dày, đại tràng, phế quản, tiểu đường, béo phì,… hay các bệnh về xương khớp. Những bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng phấn, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ,…
– Các vấn đề về mặt sinh lý: tuổi tác, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, phụ nữ đang mang thai hay mới sinh con xong. Nguyên do là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, khiến tâm lý thay đổi thất thường. Khi này dễ dẫn đến trạng thái lo âu, khó chịu, buồn phiền. Nhiều phụ nữ sau sinh hoặc khi mang bầu mắc trầm cảm và liên tục gặp áp lực sẽ khiến não bộ căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ.
3. Mất ngủ tiềm ẩn những nguy hiểm nào?
Khi bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Đặc biệt là đã kéo dài trên 1 tháng thì đều có nguy cơ đối diện với các tác hại như:
– Tinh thần luôn uể oải, thiếu tỉnh táo và hoạt động trở nên kém linh hoạt.
– Suy nhược cơ thể tùy theo thời gian diễn ra mất ngủ.
– Luôn trong trạng thái thiếu có sức sống dễ cáu gắt và mất tập trung liên tục.
– Không đủ tỉnh táo để xử lý công hay điều khiển phương tiện giao thông.
– Nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm thần hay tâm thần phân liệt.
4. Phòng ngừa mất ngủ sao cho hiệu quả
Phòng ngừa tốt nhất sẽ đến từ thói quen sinh hoạt và luyện tập hàng ngày của mọi người. Việc xây dựng lối sống khoa học giúp ngăn ngừa tình trạng khó ngủ, mất ngủ và còn giúp bạn ngủ ngon hơn.
– Luyện tập về thời gian ngủ cố định trong một khung giờ và thực hiện đúng kể cả ngày nghỉ.
– Vận động cơ thể thường xuyên và hợp lý vào ban ngày sẽ giúp giấc ngủ tối ngon hơn.
– Chú ý các loại thuốc đang sử dụng xem có thành phần gây mất ngủ không.
– Hạn chế ngủ cố nằm cố kéo dài giấc ngủ trưa.
– Không sử dụng quá nhiều các loại đồ uống chứa caffeine và không hút thuốc.
– Tạm dừng các hoạt động ăn uống vào sát giờ đi ngủ, nhất là đồ ăn nhanh và nước có ga.
– Áp dụng một số hoạt động thư giãn trước giờ ngủ như: đọc sách, nghe nhạc, ngâm chân nước ấm,…
Mất ngủ khi không được quan tâm và kiểm soát hợp lý sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Vì vậy, khi thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ bạn cần cố gắng rèn luyện các thói quen tốt kể trên để có được những giấc ngủ sâu, ngủ ngon tốt cho cơ thể.