Lựa chọn thuốc với phụ nữ cho con bú

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản
Trong số những đối tượng đặc biệt cần chú ý khi sử dụng thuốc, phụ nữ cho con bú (PNCCB) là nhóm thường gặp, nhưng ít được quan tâm đúng mức và ít được đề cập trong y văn. Không ít dược sĩ bối rối khi phải tư vấn cho nhân viên y tế khác hoặc cho bệnh nhân về việc sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú. Dưới đây là một số thông tin hữu ích và cách tiếp cận phù hợp với vấn đề này dành cho cán bộ y tế.
Tư vấn sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện.

Tư vấn sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện.

NGUYÊN TắC CHUNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ

Tư vấn sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện. Vì vậy, người dược sĩ cần nắm rõ các nguyên tắc về sử dụng thuốc ở PNCCB nhằm truyền đạt cho các chị em đang nuôi trẻ bằng sữa mẹ.

Trước hết, những khái niệm về hóa lý hay dược lý của thuốc liên quan đến sử dụng thuốc ở PNCCB đã được đề cập ở nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên môn. Bên cạnh đó, những khái niệm này hiếm khi được sử dụng để ra quyết định nên hay không nên sử dụng một loại thuốc nào đó cho PNCCB.

Do đó, người dược sĩ cần sử dụng các dữ liệu về dược động học để xác định loại thuốc phù hợp, trừ khi thiếu hụt hoàn toàn dữ liệu nghiên cứu lâm sàng và không còn thuốc nào khác để thay thế.

Việc sử dụng thuốc an toàn ở PNCCB giúp tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ bú mẹ

Việc sử dụng thuốc an toàn ở PNCCB giúp tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ bú mẹ

Việc sử dụng thuốc an toàn ở PNCCB giúp tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ bú mẹ. Các nguyên tắc cơ bản về việc sử dụng thuốc an toàn ở PNCCB bao gồm:

Những nguyên tắc để tránh, giảm thiểu nguy cơ tổn thương từ thuốc đối với trẻ bú mẹ
Lưu ý chung:

Tránh dùng thuốc nếu có thể

Dùng thuốc tác dụng tại chỗ nếu có thể

Thuốc sử dụng an toàn ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi bú mẹ thì nhìn chung cũng an toàn ở PNCCB

Thuốc sử dụng an toàn trong thai kỳ chưa hẳn là an toàn ở PNCCB

Sử dụng các nguồn tham khảo đáng tin cậy để tìm thông tin về thuốc ở PNCCB

Các lưu ý về lựa chọn thuốc

Chọn thuốc có thời gian bán thải ngắn nhất và khả năng gắn protein cao nhất

Chọn thuốc đã được nghiên cứu nhiều trên trẻ sơ sinh

Chọn thuốc hấp thu đường uống kém nhất

Chọn thuốc có độ tan trong lipid thấp nhất

Các lưu ý về liều lượng thuốc

Dùng thuốc liều đơn hàng ngày ngay trước khoảng thời gian ngủ dài nhất của trẻ, thường là sau khi cho bú buổi tối trước khi đi ngủ.

Cho trẻ bú mẹ ngay trước khi dùng thuốc khi phải sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày.

PHÂN LOẠI THUỐC SỬ DỤNG Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ

Hiện nay có nhiều cách phân loại thuốc sử dụng ở PNCCB được giới thiệu trong một số tài liệu nghiên cứu. Trong đó có Bảng phân loại của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), phân loại của Carl P. Weiner hay phân loại của Thomas W. Hale.

Các bảng phân loại của AAP được xuất bản từ năm 2001 và chỉ được bổ sung một số nội dung vào năm 2013. Trong khi phân loại của Carl P. Weiner còn khá đơn giản với các mục: An toàn (S – safe), Không an toàn (NS – not safe), và Không biết rõ (U – unknown).

Do đó, bảng phân loại của Thomas W. Hale được cập nhật, bổ sung định kỳ mỗi 2 năm, là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Phân loại Hale về thuốc sử dụng ở PNCCB (Hale’s Lactation Risk Categories)
Phân loạiMức độĐịnh nghĩa
L1An toàn nhấtThuốc đã được sử dụng trên một lượng lớn bà mẹ cho con bú mà không có sự gia tăng tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ nào được quan sát thấy.

Các nghiên cứu đối chứng trên PNCCB không chứng minh được nguy cơ ở trẻ bú mẹ và khả năng gây hại cho trẻ là thấp; hoặc sản phẩm không hấp thu qua đường uống khi trẻ bú.

L2An toànThuốc đã được nghiên cứu trên một số lượng hạn chế PNCCB mà không làm gia tăng tác dụng có hại ở trẻ và/hoặc bằng chứng về nguy cơ cho trẻ sau khi dùng thuốc này ở PNCCB là chưa rõ ràng.
L3Tương đối an toànKhông có các nghiên cứu đối chứng ở PNCCB, tuy nhiên, nguy cơ tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ vẫn có khả năng xảy ra; hoặc các nghiên cứu đối chứng chỉ cho thấy tác dụng phụ tối thiểu và không đe dọa tính mạng. Thuốc chỉ nên được dùng khi lợi ích cao hơn nguy cơm tiềm tàng trên trẻ. (Các thuốc mới chưa có dữ liệu lâm sàng được công bố sẽ tự động phân loại vào nhóm này, bất kể độ an toàn của chúng)
L4Có thể gây nguy hại (tiềm ẩn nguy cơ)Có bằng chứng về nguy cơ với trẻ bú mẹ hoặc với việc tạo sữa của mẹ, nhưng lợi ích từ việc dùng thuốc ở PNCCB có thể được chấp nhận dù có những nguy cơ với trẻ (ví dụ, nếu thuốc cần thiết cho trường hợp đe dọa tính mạng hoặc bệnh nặng mà những thuốc an toàn hơn không thể sử dụng hoặc không hiệu quả).
L5Chống chỉ địnhCác nghiên cứu ở PNCCB đã chứng minh được có nguy cơ đáng kể ở trẻ bú mẹ dựa trên thực nghiệm ở người, hoặc đây là thuốc có nguy cơ cao gây hại nghiêm trọng cho trẻ. Nguy cơ của việc dùng thuốc ở PNCCB là vượt trội rõ ràng bất kỳ lợi ích nào của sữa mẹ với trẻ. Thuốc bị chống chỉ định ở PNCCB.
Giới thiệu về tác giả của bảng phân loại
Thomas W. Hale, RPh, PhD

§  Giáo sư Nhi khoa tại Trường Y, thuộc Đại học Công nghệ Texas (Texas Tech University School of Medicine).

§  Giám đốc của InfantRisk Center.

§  Được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dược lý trong thời kỳ sinh sản (perinatal pharmacology) và việc sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú.

Bệnh nhân được hướng dẫn thăm khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc

Bệnh nhân được hướng dẫn thăm khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc

Nguồn tài liệu tham khảo về sử dụng thuốc cho PNCCB

Các dược sĩ có thể tham khảo các tài liệu dưới đây để có sự hỗ trợ hiệu quả khi đưa ra loại thuốc phù hợp cho PNCCB:

  1. American Academy of Pediatrics Committee on Drugs. Transfer of drugs and other chemicals into human milk. Pediatrics 2001. Sep;108(3):776–89.
  2. Carl P. Weiner, Clifford Mason (2019). Drugs for Pregnant and Lactating Women (3rdedition). Elsevier.
  3. Thomas W. Hale (2019). Hale’s Medications & Mothers’ Milk: A Manual of Lactational Pharmacology (18thedition), Springer.
  4. Sachs H.C., Committee on Drugs The transfer of drugs and therapeutics into human breast milk: an update on selected topics. Pediatrics. 2013;132:e796–e809.
  5. Gerald Briggs et al. (2017). Drugs in Pregnancy and Lactation (11thedition), Wolters Kluwer.
  6. Christof Schaefer et al. (2015). Drugs During Pregnancy and Lactation: Treatment Options and Risk Assessment (3rd edition), Elsevier.
  7. Wendy Jones (2013). Breastfeeding and Medication, Routledge.
  8. Spencer J.P., Gonzalez L.S., III, Barnhart D.J. Medications in the breast-feeding mother. Am Fam Physician. 2001;64(1):119–126.

Trên đây là những lưu ý về sử dụng thuốc đối với PNCCB mà người dược sĩ cần nắm vững. Có như vậy mới đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng, tránh biến chứng và các tác hại khó lường.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       (Theo Nhipcauduoclamsang.vn)

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital