Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chữa ho

Khi bị ho, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc chữa ho với mong muốn mau chóng chấm dứt cơn ho. Tuy nhiên không phải trường hợp ho nào cũng đã vội sử dụng thuốc chữa ho. Bạn cần lưu ý thông tin về thuốc trị ho và những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho sau đây. 

1. Các loại ho thường gặp

Ho là một cơ chế sinh lý bảo vệ cơ thể, nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh khác nhau. Ho gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày do đó cần được điều trị dứt điểm. Thông thường hay gặp hai loại ho: ho khan và ho có đờm.

1.1. Ho khan

lưu ý khi sử dụng thuốc chữa ho

Ho khan gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, có thể biểu hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm cần thăm khám và điều trị sớm. (ảnh minh họa)

Thường gây ngứa họng và không có đờm, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng.

Ho khan thường là do hít phải những mẩu vụn thực phẩm hoặc hít phải các loại khói bụi gây kích thích như khói thuốc, khói than, mùi hóa chất.

Ho khan có thể do tình trạng mới nhiễm virus, do cúm hay cảm lạnh, có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác như hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim.

Bệnh nhân ho khan thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở.

1.2. Ho có đờm

chữa ho có đờm cho trẻ

Ho có đờm có thể khiến người bệnh cảm thấy nghẹt thở và khó thở, cơ thể mệt mỏi ,nhất là đối với trẻ em. Do đó cần phát hiện sớm nguyên nhân để điều trị kịp thời. (ảnh minh họa)

Có đặc trưng là nặng ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện.

Ho đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang… Nguyên nhân gây ho thường tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.

2. THUỐC TRỊ HO VÀ NHỮNG LƯU Ý

Tùy vào từng dạng ho cụ thể mà có thuốc điều trị ho phù hợp. Thông thường, thuốc trị ho sẽ có dạng siro, viên uống, viên ngậm với nhiều thành phần khác nhau như: chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê.

Thuốc đặc trị ho khan có: codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion… Trong các loại thuốc trên, thuốc giảm ho dextromethorphan được chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính vì không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần.

Thuốc trị ho có đờm: mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat… Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày, không dùng kéo dài.

nguyên nhân khiến trẻ bị ho và lưu ý khi sử dụng thuốc chữa ho

Cần lưu ý trong việc sử dụng thuốc chữa ho đặc biệt là với những trẻ bị viêm phế quản, vì lạm dụng thuốc chữa ho có thể khiến bệnh của bé nặng và nguy hiểm hơn. (ảnh minh họa)

Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính. Việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy, giãn phế quản kết hợp với corticoid và kháng sinh là khá hữu ích. Tuy nhiên, các thuốc long đờm, tiêu chất nhầy giúp làm tăng thể tích các dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu.

Thuốc có thể gây các cục đờm, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở, có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. Không dùng loại thuốc này cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em và phụ nữ cho con bú.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Tránh việc tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Người bệnh cần đi khám ngay khi dấu hiệu ho kéo dài, không rõ nguyên nhân để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital