Ghi nhớ lịch tiêm cho trẻ là điều cần thiết đối với mỗi bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đôi khi cuộc sống bận rộn khiến chúng ta có thể nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ. Vậy, điều đó có ảnh hưởng nhiều không? Làm sao để khắc phục khi bị quên lịch tiêm chủng của con? Hay cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích của tiêm phòng và tại sao cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ
Tiêm phòng cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ cho cá nhân, tiêm phòng còn là giải pháp hạn chế bệnh dịch, bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng. Nếu trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, lợi ích đó sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần.
1.1. Lợi ích của tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em không chỉ là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ, mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả cộng đồng.
– Đầu tiên, tiêm phòng giúp ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những mũi tiêm này không chỉ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm mà còn có khả năng làm giảm các biến chứng nặng nề. Nếu trẻ không may nhiễm bệnh, tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn và nhanh khỏi.
– Ngoài ra, tiêm phòng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ bùng phát các đợt dịch bệnh trong cộng đồng. Tiêm phòng giúp bảo vệ những nhóm người miễn dịch kém và không có điều kiện để tiêm chủng khỏi các nguy cơ bệnh tật. Điều này tạo ra một môi trường an toàn hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em, nhóm đối tượng đặc biệt nhạy cảm và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt.
– Cuối cùng, tiêm phòng giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế bằng cách giảm số lượng trẻ em phải nhập viện do các bệnh truyền nhiễm. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí y tế mà còn giúp tập trung nguồn lực về y tế để chăm sóc cho những trường hợp cần thiết hơn.
Tóm lại, việc tiêm phòng đầy đủ không chỉ là biện pháp cá nhân mà còn là một đóng góp quan trọng trong vấn đề y tế cộng đồng trên toàn thế giới.
1.2. Tại sao tiêm đúng lịch tiêm phòng cho trẻ lại tốt hơn?
Theo thống kê của WHO, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm đi đáng kể nhờ vào sự ra đời của vắc xin. Thậm chí, có những dịch bệnh đã biến mất, ví dụ như đậu mùa. Tất cả những thành quả đó là nhờ công của tiêm vắc xin.
Để đạt được hiệu quả tối ưu khi tiêm chủng, các nhà nghiên cứu khoa học, bác sĩ trên toàn cầu đã vạch ra một phác đồ tiêm chủng lâu dài dành cho các lứa tuổi khác nhau. Ta thường gọi là lịch tiêm chủng.
Với đa số các loại vắc xin, khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể đã có thể nhận biết và tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, lượng kháng thể này chưa đạt đến con số đủ để bảo vệ trẻ một cách mạnh mẽ. Hơn nữa theo thời gian, lượng kháng thể này cũng sẽ giảm dần.
Tiêm đúng lịch đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của vắc xin. Các chương trình tiêm chủng đã được thiết kế dựa trên nghiên cứu khoa học và thử nghiệm, đảm bảo sự hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Trong các nghiên cứu về tiêm chủng, mốc thời gian cần tiêm sẽ tương ứng với thời điểm cơ thể tạo ra được nhiều kháng thể hơn. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh và bảo vệ cộng đồng khỏi các đợt dịch bệnh không mong muốn.
2. Phải làm sao khi cha mẹ quên lịch tiêm phòng cho trẻ?
Theo nguyên tắc, đưa trẻ đi tiêm đúng lịch mang đến nhiều hiệu quả hơn. Khi đó kháng thể sẽ sản sinh ra nhiều và mạnh mẽ hơn, mang đến hiệu quả bảo vệ tối ưu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tuân thủ phác đồ tiêm phòng hoàn toàn với tất cả các mũi tiêm. Có nhiều phụ huynh vì bận rộn công việc nên quên lịch tiêm của con. Cũng có trường hợp trẻ bị ốm, sốt hoặc đang trong đợt điều trị bệnh với kháng sinh hoặc các loại thuốc khác thì việc hoãn tiêm cũng có thể xảy ra.
Đối với những trường hợp bị bỏ lỡ lịch tiêm của con, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế để thông báo tình hình và lên kế hoạch tiêm bổ sung. Bác sĩ sẽ tư vấn về những mũi tiêm còn thiếu và thời gian thích hợp để đảm bảo rằng bé vẫn được bảo vệ khỏi các bệnh tật nguy hiểm.
Thứ hai, theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ thông qua các phần mềm nhắc nhở cài đặt trên điện thoại. Điều này giúp đảm bảo những mũi tiêm tiếp theo sẽ không bị cha mẹ bỏ quên, giúp duy trì một kế hoạch tiêm phòng hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bạn chọn lựa tiêm chủng cho con tại các phòng tiêm chủng dịch vụ, bạn sẽ được đưa vào hệ thống nhắc lịch tiêm tự động. Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện hoặc gửi tin nhắn trước khi đến thời điểm tiêm để nhắc nhở bạn về mũi tiêm đó.
3. Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh theo khuyến nghị của bác sĩ
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi được khuyến nghị bởi các chuyên gia ý tế. Cụ thể như sau:
– Trẻ vừa mới sinh trong 24 giờ đầu, nếu không gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe, cần tiêm mũi vắc xin viêm gan B theo lịch tiêm chủng mở rộng.
– Trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng cần tiêm 01 mũi phòng bệnh lao.
– Trẻ đủ 6 tuần tuổi cần tiêm vắc xin phế cầu kèm uống vắc xin ngừa virus rota lần đầu tiên.
– Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm vắc xin 6 trong 1 để bảo vệ 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn HiB gây ra.
– Trẻ đủ 6 tháng tuổi cần tiêm vắc xin cúm và viêm màng não mô cầu BC.
– Trẻ đủ 9 tháng cần tiêm vắc xin 3 trong 3 (phòng bệnh sởi, quai bị, rubella), vắc xin viêm não Nhật Bản, thủy đậu và viêm não mô cầu AC
– Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi cần tiêm vắc xin viêm gan A
– Từ 12 tháng đến 24 tháng trẻ cần tiêm nhắc các mũi đã tiêm.
Như vậy, việc tiêm phòng cho trẻ đúng lịch là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không may nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ hoặc trẻ gặp vấn đề không đủ điều kiện tiêm đúng lịch thì cũng không cần quá lo lắng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ tại phòng tiêm chủng để được tư vấn lịch tiêm bổ sung sớm.