Lời khuyên cho mẹ sinh mổ được thuận lợi hơn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Một số mẹ chọn sinh tự nhiên trong khi số khác lại chọn sinh mổ. Tuy nhiên, việc sinh mổ ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm với cả mẹ và con. Dưới đây là những lời khuyên cho mẹ sinh mổ an toàn hơn.Lời khuyên cho mẹ sinh mổ được thuận lợi hơn

  • Bật mí cách làm đẹp sau sinh tại nhà giúp da đẹp, dáng thon
  • Khám thai trọn gói ở đâu tốt tại Hà Nội?

Những trường hợp sinh mổ an toàn hơn sinh thường

Trước khi có chỉ định sinh mổ, mẹ đã được kiểm tra kỹ càng về sức khỏe của mình và con. Bác sĩ sẽ nói lại tình trạng và đưa ra lựa chọn để mẹ quyết định. Một trong những lý do mà bác sĩ khuyên mẹ sinh mổ như sau:

Mẹ bị bệnh về tim mạch, huyết áp cao hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó như tiền sản giật.

Mẹ bị bệnh về tim mạch, huyết áp cao nên chọn sinh mổ sẽ an toàn hơn

Mẹ bị bệnh về tim mạch, huyết áp cao được chỉ định sinh mổ

Cổ tử cung của mẹ ngừng giãn nở.

Mẹ đã từng tiến hành một số dạng phẫu thuật tử cung mang tính xâm lấn.

Khi nhau thai bám thấp trong tử cung hoặc cản đường ra của thai nhi.

Thai nhi quá lớn, không thể lọt qua khung xương chậu.

Được chỉ định sinh mổ khi thai nhi lớn

Thai nhi quá lớn được chỉ định sinh mổ

Sức khỏe của con đang gặp vấn đề nào đó mà bác sĩ chuẩn đoán nguy hiểm.

Khi dây rốn rơi về phía trước cản trở việc con chui ra ngoài

Thai ngôi mông hoặc ngôi ngang.

Một số lý do khác như thai chết lưu trước khi chuyển dạ thì cần được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi mổ lấy thai chủ động

Mổ lấy thai chủ động là mổ lấy thai lúc chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bé và sản phụ có thể gặp các rủi ro sau:

Về phía mẹ:

+ Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.

Có thể bị nhiễm trùng sau sinh mổ

Nguy cơ có thể bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh

+ Tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột)

+ Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, gây mê để mổ

+ Bung vết mổ, thoát vị thành bụng

+ Xuất huyết nội

+ Các tai biến do gây mê – hồi sức

+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ)

+ Không có sữa hoặc ít sữa sau sinh mổ

Về phía con:

+ Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê.

+ Bị chạm thương trong khi phẫu thuật.

+ Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ.

+ Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại: cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh qua âm đạo bình thường.

Lời khuyên cho mẹ sinh mổ an toàn hơn

Dưới đây là những lời khuyên giúp ca sinh mổ diễn ra suôn sẻ hơn:

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi vào phòng sinh mổ

Trước sinh mẹ phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để cảm thấy thoải mái, yên tâm chào đón con yêu. Nếu như mẹ không có sự sẵn sàng và tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ sẽ là điều cản trở lớn nhất cho việc sinh mổ.

Chuẩn bị tâm lý trước sinh mổ giúp mẹ tự tin và yên tâm

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi sinh mổ

Vệ sinh cơ thể trước khi vào phòng mổ

Khi sinh mổ mẹ sẽ chủ động được thời gian sinh con, vì thế các mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước giờ vào phòng. Tắm với xà phòng diệt khuẩn sẽ loại bỏ được vi khuẩn trên da từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Đi lại sớm sau khi phẫu thuật

Mẹ cần đi lại sớm sau phẫu thuật để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trên vết mổ. Đi bộ giúp mẹ hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn.

Vệ sinh đúng cách sau sinh mổ

Tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Đến tuần thứ 2 sau sinh, mẹ cần vệ sinh người bằng nước ấm nhưng tránh việc ngâm cơ thể trong nước lâu . Điều này có thể khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín.

Chế độ dinh dưỡng hồi phục sức khỏe

Sau sinh mổ mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để hồi phục sức khỏe và cung cấp sữa cho con bú.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết sau sinh

Mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để hồi phục sức khỏe

Theo dõi sau sinh

Sau sinh mổ, có thể cơ thể mẹ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu, vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau thì cần tới bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Với nền y tế hiện nay ngày càng hiện đại, thì việc sinh mổ an toàn hơn đã được đảm bảo và cải thiện hơn trước rất nhiều. Tham khảo những lời khuyên cho mẹ sinh mổ an toàn hơn để giữ cho tâm trạng được thoải mái nhất chào đón con yêu của mình. Mọi tư vấn và thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tổng đài 1900 55 8896 để được giải đáp miễn phí.

Xem thêm

>> Sinh mổ bao lâu thì đi cầu thang?

> Sinh mổ có được ăn khoai lang không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital