Loét dạ dày nguyên nhân khác nhau ở mỗi người. Một số trường hợp bị bệnh do các vấn đề khách quan. Đôi khi nguyên nhân gây bệnh lại do chính thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh loét dạ dày và các vấn đề liên quan bạn hãy đọc bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu về loét dạ dày nguyên nhân gây bệnh mọi người cần xác định được bệnh loét dạ dày là gì. Loét dạ dày là tình trạng xuất hiện các tổn thương, viêm sưng trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Hiện nay, bệnh viêm loét dạ dày thường được chia thành 2 dạng:
– Viêm loét dạ dày dạng cấp tính: Biểu hiện diễn ra đột ngột, cơn đau xuất hiện dữ dội trong thời gian ngắn. Tuy nhiên bệnh ở giai đoạn này dễ dàng điều trị khỏi hoàn toàn.
– Viêm dạ dày mạn tính: Các biểu hiện có xu hướng diễn ra âm thầm trong thời gian dài. Giai đoạn này dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh loét dạ dày
Xác định được loét dạ dày nguyên nhân từ đâu sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu.
2.1 Loét dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori
Vi khuẩn HP được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày. Niêm mạc dạ dày là nơi cư trú của chúng. Khi vi khuẩn HP hoạt động sẽ kích thích niêm mạc và gây ra tình trạng viêm loét.
2.2 Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Nếu bạn thường xuyên ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm không có lợi cho sức khỏe thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
2.3 Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh
Một số bệnh nhân thường phải sử dụng các thuốc điều trị xương khớp, thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ có nguy cơ bị các bệnh về dạ dày. Nguyên nhân do các hoạt chất trong thuốc có thể gây kích thích dạ dày nếu sử dụng trong thời gian dài.
2.4 Loét dạ dày nguyên nhân do tâm trạng căng thẳng
Tâm trạng lo âu, căng thẳng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Các trạng thái tiêu cực không chỉ làm suy giảm sức đề kháng mà còn khiến hệ tiêu hóa rối loạn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công dạ dày.
2.5 Tác hại của rượu bia, chất kích thích
Trong rượu bia có chứa các độc tố gây hại cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Các chất này khi gặp niêm mạc dạ dày sẽ kích thích và gây ra tổn thương. Chúng cũng là tác nhân làm các vết loét có sẵn trở nên trầm trọng hơn.
2.6 Yếu tố di truyền
Có thể bạn chưa biết, bệnh về dạ dày có yếu tố di truyền. Vì vậy nếu người thân của bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết khi bị loét dạ dày
Thông qua các triệu chứng có thể giúp bạn nhận biết bệnh sớm để điều trị. Một số trường hợp khi mắc bệnh không có dấu hiệu rõ ràng và dễ nhầm lẫn sang bệnh lý khác. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như:
3.1 Đau vùng thượng vị
Đau thượng vị được xem là dấu hiệu sớm nhất giúp nhận biết tình trạng loét dạ dày. Tùy thuộc vào cơ thể mỗi người mà thời điểm và mức độ đau sẽ khác nhau.
3.2 Buồn nôn, ợ hơi
Dạ dày bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới các chức năng của nó. Thức ăn khi đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hết dễ gây chướng bụng và tạo thành nhiều khí và dịch gây trào ngược. Dấu hiệu là người bệnh thường có cảm giác buồn nôn.
3.3 Ăn không ngon miệng, sụt cân
Loét dạ dày còn khiến người bệnh có cảm giác đắng miệng, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới chứng chán ăn. Bên cạnh đó người bệnh cũng gặp vấn đề về cân nặng. Dạ dày không hoạt động tốt gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vì vậy cân nặng sẽ sụt giảm.
3.4 Rối loạn tiêu hoá
Hệ tiêu hóa là cơ quan hoạt động thống nhất. Khi một bộ phận trong đó hoạt động không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Dấu hiệu khi cơ thể bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón diễn ra xen kẽ.
4. Bệnh loét dạ dày có gây nguy hiểm không?
Dạ dày là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ thể. Nó đóng vai trò chuyển hóa thức ăn và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Loét dạ dày là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ lớn hiện nay. Bệnh loét dạ dày được đánh giá là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư,…Vì vậy mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh.
5. Các cách phòng tránh bệnh loét dạ dày hiệu quả
Như đã đề cập ở trên, loét dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đồng thời nếu mắc bệnh, việc điều trị kéo dài cũng gây tốn kém tiền của và công sức. Vì vậy mọi người cần chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
5.1 Xây dựng chế độ ăn uống tuân thủ theo khoa học
– Ăn đúng giờ, đúng bữa
– Khi ăn nên tập trung, không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại
– Hạn chế ăn quá no hoặc nhịn đói
– Không nên ăn nhiều đồ ăn chiên rán, đồ ăn có vị chua cay, đồ uống có gas, bia rượu,…
5.2 Sống lạc quan
Để phòng bệnh về dạ dày hiệu quả bạn cần giữ tâm lý thoải mái. Suy nghĩ tích cực, tránh xa stress là phương pháp phòng bệnh vô cùng hữu hiệu.
5.3 Chăm chỉ tập thể dục
Tập luyện mỗi ngày không chỉ giúp bạn phòng bệnh dạ dày mà còn phòng được rất nhiều bệnh khác. Các môn thể thao giúp bạn có cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
5.4 Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc bừa bãi là “con dao hai lưỡi” đe dọa tới sức khỏe của bạn. Vì vậy khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5.5 Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân
– Mỗi người cần có đồ vệ sinh cá nhân riêng, tuyệt đối không sử dụng chung với người khác
– Giữ môi trường sống sạch sẽ để giảm thiểu khả năng sinh sôi của vi khuẩn
– Luôn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần biết về loét dạ dày nguyên nhân gây bệnh. Từ những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh dễ dàng hơn. Đặc biệt loét dạ dày là bệnh dễ tái nhiễm. Vì vậy sau khi điều trị thành công mọi người vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.