Rối loạn kinh nguyệt, lông mọc rậm hơn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh buồng trứng đa nang, nhiều người thường không chú ý bỏ qua mà không biết đây chính là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Menu xem nhanh:
1. Băn khoăn không biết tại sao loạn kinh, rậm lông
Lấy chồng một năm nay, nhưng chưa thấy có động tĩnh gì mặc dù cả hai vợ chồng đều “thả” nên Oanh (22 tuổi, Xuân La, Hà Nội) không khỏi lo lắng sốt ruột. Được biết thời con gái, Oanh không có kinh nguyệt đều, có khi 2-3 tháng mới có một lần và lần nào có cũng thường kéo dài, đau đớn. Tuy nhiên, khi ấy Oanh không để tâm chuyện này mãi đến khi lấy chồng 1 năm rồi mà chưa thấy gì, Oanh nghi mình bị vô sinh nên đi khám, và làm một vài xét nghiệm
“Ban đầu tôi không hiểu buồng trứng đa nang là bệnh gì, bác sĩ bảo sẽ khó có con, gây vô sinh mới thấy lo. Thế mà vài năm nay kinh nguyệt cứ 2-3 tháng một lần có khi 4 tháng mới thấy mà tôi không để ý“, cô gái trẻ thật thà kể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có chu kỳ kinh nguyệt quá dài. Thậm chí, khoảng 20% phụ nữ mắc hội chứng buồng chứng đa nang không có chu kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể bao gồm: thời gian của mỗi chu kỳ quá dài (lên đến 40-45 ngày); trong kỳ “đèn đỏ” lượng máu kinh bạn mất quá nhiều hoặc quá ít; có chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt… đều có thể là dấu hiệu của PCOS. Vì thế, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có dấu hiệu bất thường, hãy đi khám bác sĩ sớm.
Chứng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism) là tình trạng lông tóc phát triển quá mức khắp cơ thể, ở những nơi thường là trên mặt, ngực, lưng, ngón tay, ngón chân… do lượng hormone nam tăng trong cơ thể nữ. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh buồng trứng đa nang.
Đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh nữ, do hormone không cân bằng và đủ điều kiện cần thiết để trứng chín và được phóng ra, thay vào đó vẫn tiếp tục nằm trong buồng trứng, khiến cho việc rụng trứng diễn ra không đều đặn, thậm chí không rụng trứng.
2. Khám phụ khoa định kỳ tầm soát phát hiện bệnh sớm
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng đặc trưng của sự mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, hoặc rối loạn chức năng buồng trứng. Cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì có 1 người bị hội chứng PCOS.
PCOS có thể được phát hiện ở tuổi dậy thì, nhưng nó cũng có thể phát triển khi bạn đã là thiếu niên, thậm chí muộn hơn nữa. PCOS có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của bạn dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của chị em. Vì thế, việc chẩn đoán sớm bệnh để được hỗ trợ điều trị đúng cách là rất quan trọng.
Do tính chất nguy hiểm khó lường của đa nang buồng trứng nhưng lại khó phát hiện nên tốt nhất, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần để tầm soát bệnh.