Lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh là việc mà bố mẹ cần nắm được để cho con tiêm phòng theo đúng phác đồ cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nắm rõ lịch tiêm của trẻ trong những năm tháng đầu đời nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần tiêm vacxin ngay từ khi mới chào đời?
– Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, rất dễ dàng bị tổn thương bới các tác nhân gây bệnh. Với các mũi vacxin giai đoạn sơ sinh đóng vai trò quan trọng kích thích hệ miễn dịch tạo ra miễn dịch chủ động, hình thành sự bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Khi trẻ được tiêm vacxin, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và nhận diện tác nhân gây bệnh, từ đó tạo ra kháng thể giúp cơ thể nhanh chóng đối phó với mầm bệnh khi tiếp xúc. Qua việc kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch, vacxin giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh lây nhiễm, đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
– Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh không chỉ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà còn là sự đầu tư vào sức khỏe và tương lai của em bé. Việc này không chỉ ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh với hệ miễn dịch đầy đủ.
– Chi phí cho vacxin thường nhỏ hơn so với chi phí điều trị các bệnh tật nguy hiểm. Điều này đóng góp vào sự bền vững của hệ thống y tế, tiết kiệm tài chính cho gia đình và góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.
2. Hai mũi vacxin quan trọng cho trẻ sơ sinh cần ghi nhớ
Trẻ ngay từ khi chào đời sẽ cần chủng ngừa đầy đủ để xây dựng hệ miễn dịch vững chắc, hai mũi vacxin quan trọng cần tiêm cho trẻ là vacxin viêm gan B và vacxin lao.
2.1 Lịch tiêm vacxin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Viêm gan do virus B (HBV) vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng tỷ người. HBV có mức gây nhiễm gấp nhiều lần hơn HIV, đứng thứ 2 sau thuốc lá về nguy cơ gây ung thư gan (theo WHO).
– Trẻ sơ sinh được tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, theo WHO, mang lại hiệu quả miễn dịch lớn. Hơn 80 quốc gia, bao gồm Mỹ và Canada cũng đang áp dụng tiêm vắc-xin này cho trẻ sơ sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như xơ gan và ung thư gan.
– Việc tiêm trong 24 giờ giúp trẻ sơ sinh phòng tránh nguy cơ lây truyền từ mẹ (hiệu quả đến 90%) và từ môi trường xung quanh. Việc tiêm muộn hơn giảm hiệu quả, đến ngày thứ 7, tác dụng gần như không còn. Vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho viêm gan B, việc tiêm vắc-xin trong 24 giờ sau sinh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này.
– Thời điểm tiêm: Tại Việt Nam, vacxin Viêm gan B (Heberbiovac, Gene-HBvax, Euvax B), liều sơ sinh được khuyến cáo tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh. Mũi đầu tiên tiêm trong 24 giờ đầu sau khi sinh và các mũi tiếp theo lúc trẻ được 2-3-4 tháng. Vacxin viêm gan B cũng có thể kết hợp với vacxin khác (6in 1, 5in1, v.v.) để giảm đau và số lần tiêm cho trẻ.
2.2 Lịch tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh
Bệnh lao, được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Bệnh này có khả năng lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh hoặc qua không khí. Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh lao đang tăng lên đáng kể.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh lao, các chương trình tiêm vacxin phòng lao đã được triển khai toàn cầu, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh. Vacxin phòng lao BCG là một loại vacxin sống yếu giảm độc lực, được sản xuất từ vi khuẩn lao Calmette Guerin.
Vacxin BCG chứa các kháng nguyên BCG, khi tiêm vào cơ thể, chúng kích thích hệ miễn dịch hoạt động, giúp cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại vi khuẩn lao. Việc tiêm vacxin phòng lao muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện khiến trẻ không đủ khả năng tự bảo vệ khỏi nhiễm bệnh lao và các tác nhân xâm nhập khác vào cơ thể.
– Thời điểm tiêm: vacxin phòng lao BCG có thể tiêm cho mọi độ tuổi, nhưng hiệu quả tốt nhất khi tiêm sớm. Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vacxin lao trong tháng đầu sau sinh, và tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất. Đối với các trẻ sơ sinh khỏe mạnh, không cần cách ly đặc biệt sau khi tiêm vacxin. Việc tiêm có thể thực hiện ngay trong ngày đầu sau khi bé chào đời.
3. Trường hợp hoãn tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh
Việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhưng cũng có những trường hợp cần hoãn hoặc chống chỉ định tiêm cụ thể:
Tạm hoãn tiêm phòng:
– Trẻ mắc bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng nên tạm hoãn tiêm phòng cho đến khi ổn định.
– Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2000g sẽ được xem xét để tạm hoãn tiêm phòng.
– Nếu trẻ có sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C, việc tiêm phòng nên được tạm hoãn cho đến khi tình trạng sốt ổn định.
– Trẻ đã sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng, trừ khi áp dụng cho kháng huyết thanh viêm gan B, nên tạm hoãn tiêm chủng vacxin sống giảm độc lực.
– Trẻ đang điều trị corticoid, hóa trị, xạ trị trong 14 ngày cũng nên tạm hoãn tiêm phòng.
Chống chỉ định tiêm phòng:
– Trẻ trải qua phản ứng nặng sau tiêm vacxin trước đó, bao gồm sốt cao, co giật, hoặc các dấu hiệu liên quan đến não/màng não.
– Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV chưa được điều trị dự phòng tốt không nên tiêm chủng vacxin BCG.
– Trẻ có suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc bệnh HIV giai đoạn lâm sàng IV, hoặc có triệu chứng suy giảm miễn dịch nặng.
– Tiêm phòng cụ thể có thể bị chống chỉ định dựa trên hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vacxin.
Ngoài những trường hợp nêu trên, việc tạm hoãn tiêm phòng cụ thể có thể được thực hiện dựa trên hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vacxin. Việc bố mẹ nắm bắt lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh để đảm bảo con có hệ miễn dịch vững chắc trong những năm tháng đầu đơi. Liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần được hỗ trợ các thông tin tiêm chủng liên quan