Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi bắt đầu đi học cần được tiêm chủng vắc xin đầy đủ. Tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm mà còn là một phương án giúp tiết kiệm chi phí điều trị y tế cho cha mẹ trẻ. Chính vì vậy, cần thực hiện đúng và đủ lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi như trong bài viết sau.

1. Lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi

1.1 Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh

Trẻ em ngay từ khi chào đời đã bắt đầu phải đối mặt với những tác nhân “lạ” bên ngoài như độ ẩm, vi khuẩn, virus… Khi đó, trẻ buộc phải “chiến đấu” để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên rất cần sự “tiếp sức” từ bên ngoài, cụ thể là vắc xin. Vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch, giúp trẻ sản sinh kháng thể để chiến đấu với những virus, vi khuẩn đó và ngăn không cho trẻ nhiễm bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh, 2 loại vắc xin cần phải được tiêm trong khoảng thời gian này là:

Vắc xin viêm gan B: tiêm miễn phí ngay khi trẻ sinh ra trong vòng 24 tiếng.

– Vắc xin lao BCG có thể tiêm miễn phí tại trạm xá đại phương hoặc tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ ở thời điểm trước khi trẻ được 30 ngày sau sinh.

Trẻ sơ sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin đầu đời.

Trẻ sơ sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin đầu đời.

1.2 Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi

Sau khi trẻ hết giai đoạn sơ sinh, số mũi tiêm phòng cần tiêm cho trẻ sẽ nhiều hơn. Cụ thể là:

– Khi trẻ đủ 6 tuần tuổi sẽ cần tiêm mũi vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu. Trẻ có thể được tiêm vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13 với số mũi tùy thuộc vào thời điểm tiêm chủng. Bệnh cạnh đó trẻ sẽ cần được uống vắc xin phòng ngừa viêm dạ dày ruột do Rota vi rút. Số lần uống từ 2 đến 3 liều tùy loại vắc xin.

– Trẻ đủ 2 tháng tuổi: Trẻ cần tiêm mũi 6 trong 1 Infanrix Hexa hoặc Hexaxim với phác đồ 3 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại sau mũi 3 12 tháng.

– Trẻ đủ 6 tháng tuổi cần tiêm vắc xin Não mô cầu BC và mũi cúm lần đầu (2 mũi, sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi)

– Trẻ 9 tháng tuổi:

+Tiêm mũi vắc xin kết hợp MMR (phòng sởi, quai bị, rubella). Lịch tiêm 2 mũi cho vắc xin Priorix. Nếu trẻ trên 12 tháng tiêm MMR-II thì chỉ cần tiêm 2 mũi.

+ Vắc xin Viêm não Nhật Bản: Imojev của Thái Lan cần tiêm 2 mũi và Jevax (Việt Nam) dành cho trẻ trên 1 tuổi thì vần tiêm 3 mũi và mũi nhắc lại sau mỗi 3 năm cho đến khi trẻ 15 tuổi.

+ Vắc xin phòng thủy đậu: Varilrix với lịch tiêm 2 mũi.

+ Não mô cầu ACYW 135: Vắc xin Menactra của Pháp với phác đồ 2 mũi cách nhau 3 tháng.

– Trẻ đủ 12 tháng: cần tiêm viêm gan A với 2 mũi cách nhau 6 tháng.

– Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin theo lịch hẹn của bác sĩ.

1.3 Những mũi tiêm cho trẻ trẻ từ 2 đến 6 tuổi

Trong khoảng thời gian khi trẻ từ 2 đến 6 tuổi cần phải tiêm những mũi vắc xin sau:

– Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (4 trong 1) hoặc Bạch hầu ho gà uốn ván (3 trong 1)

– Vắc xin Thương hàn: Typhim Vi, tiêm 1 mũi, nhắc lại 3 năm 1 lần.

– Vắc xin Tả: uống 2 liều cách nhau 14 ngày, lặp lại sau 2 năm hoặc trước mỗi mùa dịch.

Trước khi trẻ vào tiểu học cần được tiêm đủ các loại vắc xin.

Trước khi trẻ vào tiểu học cần được tiêm đủ các loại vắc xin.

2. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm dành cho phụ huynh

2.1 Lưu ý trước tiêm chủng

Trước khi cho trẻ đi tiêm chủng, cha mẹ cần lưu ý những thông tin sau:

– Sổ tiêm, phiếu tiêm chủng cần được mang đi đầy đủ trong tất cả các lần tiêm để thuận tiện cho bác sĩ và nhân viên y tế trong việc tra cứu các thông tin liên quan đến cá nhân trẻ và các mũi tiêm từng được thực hiện trước đó. Đây là cũng là cơ sở để cha mẹ theo dõi các mũi tiêm còn thiếu của trẻ.

– Cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin về bệnh sử, hiện trạng sức khỏe của trẻ trong thời gian gần với thời điểm tiêm chủng như: khả năng ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ, những loại thuốc trẻ đang hoặc đã dùng trong vài ngày vừa qua. Ngoài ra cha mẹ cũng cần chú ý kể rõ về tình trạng sau tiêm chủng ở những lần tiêm trước để bác sĩ nắm được và tư vấn loại thuốc cho lần tiêm này.

– Với những trẻ lớn, đã có nhận thức và cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi tiêm chủng, thay vì ép trẻ đi tiêm, cha mẹ hãy nói rõ cho trẻ tác dụng của tiêm chủng và động viên trẻ mỗi khi đi tiêm để trẻ có tâm trạng vui vẻ thoải mái nhất.

– Chú ý mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi. Hạn chế để trẻ chạy nhảy nô đùa quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe trước khi tiêm chủng của trẻ.

– Trong khi tiêm chủng cần ghi nhớ tên những loại vắc xin, liều dùng và đối chiếu với thông tin trên nhãn lọ vắc xin khi được điều dưỡng đưa ra để đảm bảo trẻ được tiêm đúng thuốc và đúng liều lượng.

tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý trước và sau khi tiêm chủng.

2.2 Lưu ý sau tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng, thông thường trẻ sẽ có những phản ứng phụ nhất định. Tùy vào từng cơ địa của trẻ hoặc từng loại vắc xin mà mức độ nặng, nhẹ của tác dụng phụ sẽ khác nhau. Những điều cha mẹ cần lưu ý sau khi trẻ tiêm chủng đó là:

– Để trẻ nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng tại điểm tiêm chủng ít nhất là 30 phút sau khi tiêm xong để được theo dõi, quan sát các tác dụng phụ, phản ứng với thuốc nếu có. Phòng khi có những bất thường về sức khỏe thì sẽ được các nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời.

– Sau khi đưa trẻ về nhà, cha mẹ vẫn cần theo dõi thêm các phản ứng của trẻ trong vòng 48h nữa. Các yếu tố cần theo dõi như: tinh thần trẻ, khả năng ăn uống và ngủ nghỉ, tình trạng nhiệt độ, bề mặt da xung quanh vết tiêm hoặc tình trạng nổi ban toàn thân nếu có. Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như mệt mỏi lờ đờ, kém nhận thức, sốt cao trên 39 độ, quấy khóc liên tục, nôn ói nhiều… thì cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn hoặc cần đến trung tâm y tế gần nhà để được thăm khám.

– Chăm sóc vết tiêm đúng như căn dặn của nhân viên y tế, không đắp thứ gì không được phép lên vết tiêm.

– Tăng cường bổ sung thực phẩm thông qua ăn uống để trẻ có dinh dưỡng nhiều hơn, tái tạo năng lượng tốt hơn và nhanh vượt qua các tác dụng phụ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital