Sinh thiết gan giúp bác sĩ phát hiện ra những tế bào lạ và vấn đề xảy ra tại gan mà các phương pháp thông thường như thăm khám, lấy máu không kiểm tra được. Nhiều người thắc mắc liệu sinh thiết gan có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ mang tới lời giải đáp.
Menu xem nhanh:
1. Mục đích sinh thiết gan để làm gì?
Gan là nơi sản xuất các protein và enzyme hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, loại bỏ chất độc hại độc tố trong máu. Ngoài ra, gan còn tiết ra những chất chống nhiễm trùng, lưu trữ vitamin, dinh dưỡng, năng lượng dự trữ cho cơ thể. Khi thực hiện sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy được một phần nhỏ của tế bào gan, nơi tổn thương để làm xét nghiệm chẩn đoán một số vấn đề như ung thư gan, viêm gan, tế bào lạ… Nhằm mục đích phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Khi nào bệnh nhân được chỉ định làm sinh thiết gan
Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm sinh thiết khi có một vài yếu tố, dấu hiệu nghi ngờ sau:
– Đau bụng vùng hạ sườn phải, đau dai dẳng, âm ỉ, dữ dội theo cơn
– Cơn đau tăng lên khi vận động
– Kiểm tra xét nghiệm thấy một số chỉ số bất thường ở gan
– Kiểm tra thấy khối u ở hạ sườn phải
– Người bệnh sốt không rõ nguyên nhân, kiểm tra thấy có khối u ở gan
– Tầm soát nghi ngờ ung thư gan
– Kiểm tra bệnh gan tự miễn
– Bệnh lý gan: Viêm gan do rượu, viêm gan B, C mạn tính, gan ứ sắt, xơ gan ứ mật, gan nhiễm mỡ không do rượu, u gan, Wilson…
– Sinh thiết còn dùng để thăm dò, phân biệt với một số bệnh lý nghi ngờ khác.
3. Lưu ý quan trọng trước khi sinh thiết gan
– Trước khi người bệnh sinh thiết, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám sơ bộ, nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn trước khi làm thủ thuật.
– Một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu như thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng, thuốc chống đông… sẽ được dừng trước khi thực hiện thủ thuật.
– Bệnh nhân cần xét nghiệm máu trước khi sinh thiết, kiểm tra yếu tố chống đông và một số thành phần khác của máu.
– Người bệnh cần tuân thủ nhịn ăn, không uống rượu bia trong vòng 8 giờ trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết.
– Kèm theo là khi đi đến viện, bệnh nhân phải đi cùng người thân để làm thủ thuật.
4. Các cách sinh thiết gan
Có 2 cách chủ yếu khi tiến hành sinh thiết, tùy từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ cân nhắc cách thức sinh thiết khác nhau.
4.1 Sinh thiết qua da
Đây là dạng sinh thiết qua da, mô gan của người bệnh sẽ được lấy ra bằng kim đâm xuyên qua da vào gan. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ để giảm đau.
4.2 Sinh thiết qua tĩnh mạch cảnh
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở cổ bệnh nhân, đưa nòng catheter đi qua, luồn xuống gan, lấy mẫu mô gan. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu ở vùng gây tê ở gan, nhằm hạn chế nguy cơ chảy máu.
Mẫu mô gan sẽ được bảo quản vô khuẩn, đưa đến khu vực giải phẫu bệnh để nuôi cấy làm xét nghiệm. Sau khoảng vài tuần, bệnh nhân sẽ có được kết quả sinh thiết. Bác sĩ sẽ căn cứ theo những kết quả khám lâm sàng cùng các kết quả cận lâm sàng khác, để đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
5. Lưu ý sau khi làm thủ thuật sinh thiết gan
5.1 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn
Sau khi sinh thiết, bệnh nhân sẽ được kiểm tra dấu hiệu sinh tồn bao gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, Sp02, vị trí sinh thiết xem có còn chảy máu không. Bệnh nhân sẽ được nhịn ăn 2 giờ đầu sau khi sinh thiết. Nếu tình trạng ổn định, có thể cho uống nước hoặc chất lỏng.
5.2 Cân nhắc thuốc
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn, không sử dụng Aspirin, acetaminophen hay bất cứ thuốc giảm đau chống viêm nào, trong vòng 1 tuần sau khi sinh thiết. Khôn
5.3 Nghỉ ngơi
Sau sinh thiết, người bệnh cần được nghỉ ngơi sau 6 – 8 tiếng. Mọi hoạt động như ăn uống, vệ sinh đều được thực hiện tại giường.
5.4 Không uống rượu
Người bệnh không được uống rượu bia, chất kích thích sau khi sinh thiết. Đặc biệt là không uống rượu cùng thuốc có chứa acetaminophen.
5.5 Dấu hiệu bất thường
Khi có dấu hiệu bất thường bệnh nhân cần báo lại bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Dấu hiệu đó có thể là:
– Sốt cao, ớn lạnh
– Chảy máu vùng sinh thiết với số lượng nhiều
– Nôn, buồn nôn nhiều, đại tiện ra máu
– Bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
– Đau vùng bụng trên rốn, hạ sườn phải, vùng ngực hoặc vai
– Khó thở, thở nông, nhịp thở, nhịp tim nhanh
Nếu bệnh nhân sau sinh thiết có những dấu hiệu này, ghi lại bất thường, số lượng, tính chất triệu chứng, liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.
6. Sinh thiết gan liệu có nguy hiểm không?
Sinh thiết mặc dù là thủ thuật tương đối an toàn, ít biến chứng. Tuy nhiên, cũng có thể gây ra một số biến chứng như:
6.1 Đau tại vị trí sinh thiết gan có nguy hiểm không?
Thường thì vị trí sinh thiết chỉ là đường đi của kim khá nhỏ, nên bệnh nhân chỉ đau khoảng 5 – 20 phút.
6.2 Chảy máu tại vị trí sinh thiết gan có nguy hiểm không?
Trường hợp bệnh nhân rối loạn đông máu, không cầm được máu phải chỉ định truyền máu. Tuy nhiên, trường hợp này khá hi hữu, ít khi xảy ra. Thường thì trước khi sinh thiết, bệnh nhân đã được chỉ định xét nghiệm yếu tố đông máu, nếu có nguy cơ cao đã chuyển sang chỉ định đặt catheter để đảm bảo an toàn.
6.3 Dị ứng thuốc gây tê
Có thể dị ứng thuốc tê ở những bệnh nhân test thuốc tê không có phản ứng nhưng khi tiêm thuốc lại có sốc phản vệ. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ ít gặp hơn vì ít trường hợp test âm tính nhưng tiêm lại phản ứng.
6.4 Nhiễm trùng vết sinh thiết, vi khuẩn di chuyển vào ổ bụng
Trường hợp này khá hi hữu, bởi vì kim khá nhỏ và được vệ sinh kỹ trước khi sinh thiết. Nếu có nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh.
6.5 Tổn thương bộ phận liền kề
Kim sinh thiết chọc vào các bộ phận khác trong quá trình sinh thiết, có thể là túi mật, tụy, phổi… Trường hợp này khá hiếm khi xảy ra, tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ.
Sinh thiết gan là một chỉ định được áp dụng trong trường hợp có nghi ngờ bệnh lý về gan như: khối u, ung thư, áp xe, viêm gan… Ngoài ra, còn áp dụng cho trường hợp tầm soát, kiểm tra bệnh lý về gan. Thủ thuật này khá an toàn, có giá trị chẩn đoán cao trong điều trị bệnh.