Rạch và khâu tầng sinh môn thường được áp dụng trong sinh thường. Khi vết khâu có dấu hiệu mưng mủ, đau nhức, làm thuốc vết khâu tầng sịnh môn nhiễm khuẩn là rất cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Áp dụng làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn khi nào?
Tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng trong thụ thai, sinh con. Hầu hết sản phụ đẻ thường đều rạch tầng sinh môn. Khi đầu thai nhi chuẩn bị ra ngoài để tránh ngạt cũng như giúp quá trình sinh suôn sẻ, bác sĩ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn và khâu lại.
Việc chăm sóc tầng sinh môn sau sinh rất quan trọng. Mẹ sau sinh nên vệ sinh đúng cách tầng sinh môn, tùy thuộc cơ địa vết khâu sẽ lành trong khoảng 2 – 4 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, sản phụ sau khi khâu tầng sinh môn bị vết khâu bục chỉ, đau nhức mưng mủ, sưng viêm:
– Bục chỉ: Vết khâu có thể bị bục chỉ trong trường hợp vết thương chưa kịp lành nhưng chỉ đã tiêu hết, vết khâu bị hở miệng, vệ sinh không đúng cách làm vết thương bị nhiễm trùng, rặn khi đại tiện quá mạnh…
– Vết khâu bị sưng: Nhiều phụ nữ sưng vết khâu tầng sinh môn vì tụ máu vết khâu tầng sinh môn, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng kín,…
– Vết khâu bị mưng mủ: Vết khâu sinh môn không vệ sinh đúng cách, bác sĩ làm sạch vết thương chưa tốt khiến vết thường chảy nước, mưng mủ lâu lành, một số chị em có thói quen ngồi lệch bên khi bế bé cũng có thể gây tình trạng này.
Khi vết khâu tầng sinh môn sưng, mưng mủ, chảy dịch… cần đến cơ sở ý tế thăm khám và được khám làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn tránh tình trạng viêm nhiễm nặng, đau nhức, khó chịu.
2. Nên lưu ý vệ sinh tầng sinh môn đúng cách
– 3 đến 5 ngày đầu sau sinh, nên dùng dung dịch Povidine – còn gọi là cồn đỏ, để sát trùng, vệ sinh vết khâu. Sau khi rửa tầng sinh môn bằng nước đun sôi để nguội thì dùng miếng bông gòn sạch thấm dung dịch Povidine thấm nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn mỗi ngày 1 – 2 lần.
– Sau khi tiểu tiện, dùng nước ấm xối nhẹ vào âm đạo từ trước ra sau từ trên xuống tránh làm để nước tiểu làm xót vết khâu. Sau đó dùng khăn mềm lau vết khâu lại nhẹ nhàng.
– Mẹ sau sinh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh trái cây, tránh tình trạng táo bón khiến đau và rách tầng sinh môn khi đại tiện. Nếu thấy táo bón, nên dùng dụng cụ hỗ trợ để đại tiện dễ hơn, tránh rặn mạnh làm ảnh hưởng vết khâu.
– Thay băng vệ sinh 3-4 tiếng một lần, hoặc khi sản dịch đã ra nhiều.
– Nên vận động nhẹ nhàng giúp đẩy máu tụ trong tử cung ra ngoài, giảm sưng đau giúp vết khâu nhanh lành.
– Nên mặc quần lót thoáng mát, mềm mại, giặt sạch phơi khô trước khi mặc tránh nhiễm khuẩn.
Trường hợp làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín đảm bảo yếu tố hiệu quả và an toàn khi thực hiện.
Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn trường hợp nào? Hi vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp đã mang đến cho bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn trực tiếp vấn đề này, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.