Hiện tượng bong võng mạc tái phát là một hiện tượng thường gặp sau điều trị phẫu thuật bong rách võng mạc. Để phòng ngừa và hạn chế khả năng gặp phải hiện tượng này, chúng ta cần xây dựng chế độ chăm sóc mắt sau phẫu thuật cũng như chế độ dinh dưỡng thật tốt.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh lý bong võng mạc trong mắt
1.1. Hiện tượng bong võng mạc trong mắt là gì?
Võng mạc là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng trong đôi mắt. Võng mạc có tác dụng tiếp nhận ánh sáng và ghi nhận các hình ảnh, sau đó truyền tải thành tín hiệu cung cấp cho não bộ. Do đó, khi võng mạc bị bong rách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị lực, khả năng quan sát của mắt. Bệnh bong rách võng mạc nếu trong trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm cũng có thể gây mất thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
Hiện nay bệnh lý bong rách võng mạc được phân chia thành 3 loại đó là: thanh dịch, co kéo và có các vết rách. Trong số 3 loại bong võng mạc này thì hiện tượng võng mạc có vết rách là loại phổ biến nhất.
1.2. Bong võng mạc tái phát tại sao lại xảy ra?
Trong một số trường hợp, sau khi bị bong rách võng mạc, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm mục đích điều trị hiện tượng bong và hồi phục lại thị lực như ban đầu. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bong võng mạc mà phẫu thuật sẽ thành công hoặc không. Một số trường hợp võng mạc đã hồi phục trở lại như ban đầu nhưng vẫn bị tái phát lại. Khi tình trạng tái phát xảy ra, bệnh nhân sẽ cần xin tư vấn, chỉ định của bác sĩ nhãn khoa để xem xét có nên phẫu thuật lần nữa hay không.
Sau khi trải qua phẫu thuật lần thứ 2, võng mạc sẽ có khả năng bong ra hoặc không. Điều này cũng phụ thuộc vào biện pháp điều trị cũng như chế độ chăm sóc và giữ gìn của bệnh nhân.
1.3. Các yếu tố nguy cơ có thể làm bong võng mạc tái phát
1.3.1. Bệnh cận thị
Những người có tật khúc xạ cận thị có khả năng bị bong võng mạc cao hơn những người khác, kéo theo đó, khả năng bị tái phát cũng sẽ dễ xảy ra hơn. Ở những người bị cận thị, nhãn cầu của mắt có xu hướng lồi ra đằng trước. Điều này làm cho võng mạc dễ bị kéo căng, khu vực chu biên của võng mạc bị mỏng hơn, dễ thoái hóa và rách hơn bình thường. Do đó, bệnh nhân bị cận thị nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra tình hình võng mạc thường xuyên.
1.3.2. Người bị bệnh tiểu đường
Tiểu đường có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó có vùng mắt và võng mạc. Khi mắc bệnh tiểu đường, võng mạc dễ dàng bong ra hơn so với người không bị tiểu đường. Biện pháp tối ưu để hạn chế các biến chứng này đó là kiểm soát tốt tình hình tiểu đường, thường xuyên đi kiểm tra đường huyết định kỳ.
1.3.3. Quá trình lão hóa tự nhiên
Theo đó, khi con người ngày càng lớn tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên cũng sẽ bị đẩy nhanh và kéo theo các bệnh lý, biến chứng khác nhau. Bệnh bong rách võng mạc cũng thường xuất hiện ở đối tượng người già, người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ. Ở đối tượng người lớn tuổi, phần dịch kính ngày càng có xu hướng không đồng nhất, dễ co kéo hoặc hóa lỏng. Từ đó, chúng dễ dàng tách rời ra khỏi bề mặt võng mạc.
1.3.4. Bong võng mạc do các chấn thương tại vùng mắt
Hiện tượng bong rách võng mạc cũng có thể xảy ra do bệnh nhân đã từng gặp các chấn thương, phẫu thuật tại vùng mắt. Lúc này các vết thương có thể gây bong võng mạc đi kèm với các vết rách, tổn thương vùng nhãn cầu. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bong võng mạc hoàn toàn có thể bị tái phát lại kể cả sau khi phẫu thuật.
1.3.5. Một số bệnh lý về đường máu
Một số bệnh lý về máu có thể là nguyên nhân gây bong võng mạc như: thiếu máu gây phù võng mạc, xuất tiết, xuất tiết bông,…
1.3.6. Tiền sử trong gia đình có người bị bong võng mạc
Nếu trong gia đình có tiền sử người bị bong rách võng mạc thì bệnh nhân cũng hoàn toàn có khả năng sẽ bị tái phát lại bệnh lý này. Ngoài ra, một số rối loạn viêm, các cuộc phẫu thuật điều trị bệnh lý mắt khác cũng sẽ làm tăng tỉ lệ bị bong võng mạc.
2. Khả năng tái phát bong võng mạc sau phẫu thuật như thế nào?
Trên thực tế, những trường hợp phẫu thuật điều trị bong rách võng mạc nếu được thực hiện đúng cách và triệt để sẽ có khả năng thành công lên tới 90%. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh mà có người sẽ cần thực hiện một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật.
Do đó, khả năng bệnh nhân bị tái phát hiện tượng bong võng mạc sau phẫu thuật cũng sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc hoặc các bệnh lý đi kèm có xảy ra hoặc không. Nguyên nhân dẫn đến việc bong võng mạc tái phát hay gặp nhất đó chính là sự phát triển của các dịch kính. Nguyên nhân này chiếm khoảng 7 tới 10% các ca bệnh.
3. Làm thế nào để phòng ngừa khả năng bị tái phát bong võng mạc?
Sau khi phẫu thuật điều trị bong võng mạc, chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện một số điều sau để phòng ngừa khả năng tái phát bệnh:
– Trong trường hợp mắt bị bệnh lý bong võng mạc thì bệnh nhân nên chủ động kiểm tra, thăm khám mắt còn lại để sớm có biện pháp đề phòng, ngăn ngừa khả năng bị lây sang cả 2 mắt.
– Theo dõi thị lực của mắt, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: suy giảm thị lực thì nên nhanh chóng đi tới bệnh viện để được tư vấn và chẩn đoán.
– Sau khi phẫu thuật kết thúc, nên hạn chế bê vác, làm việc, vận động quá mạnh. Không nên chơi thể dục thể thao với cường độ lớn, liên tục. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng nhưng tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.
– Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày không nên để cho nước hoặc hóa chất tiếp xúc với mắt.
– Chú ý vệ sinh, chăm sóc mắt cẩn thận với nước sạch, khăn sạch.
– Sử dụng kính râm, kính bảo vệ khi đi ra ngoài hoặc khi chơi thể thao, tham gia các hoạt động có thể bị va đập, té ngã.
– Nếu bị tiểu đường thì bệnh nhân nên kiểm soát đường huyết theo chế độ thật tốt.
– Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, tăng cường bổ sung thêm các nhóm thức phẩm tốt cho mắt: vitamin A, omega 3,…
– Tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất cồn, chất kích thích như trà, cafe, rượu bia,…
Liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa nhé!