Đau răng khôn không còn là hiện tượng xa lạ. Vậy làm thế nào để chữa đau mọc răng khôn hoặc khi bị đau răng khôn phải làm sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về răng khôn
1.1. Răng khôn là răng nào?
Răng khôn chính là răng hàm lớn thứ ba, hay còn được gọi là răng số 8, đồng thời là chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm. Vào thời điểm các răng đã mọc đầy đủ, xương hàm phát triển hoàn chỉnh, không còn đủ chỗ cho bất cứ răng nữa, thì răng khôn bắt đầu “xuất hiện”. Do đó, để có đủ “chỗ đứng” trên cung hàm, răng khôn thường mọc theo những hướng khác thường.
1.2. Vị trí và thời điểm mọc răng khôn
Mỗi người có tất cả 32 chiếc răng, trong đó có 4 chiếc là răng khôn, 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Thông thường, răng khôn sẽ xuất hiện ở độ tuổi từ khoảng 17 – 25.
2. Răng khôn gây ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Chính vì mọc muộn nhất và mọc sai tư thế nên răng khôn gây ra rất nhiều hệ lụy:
– Cảm giác đau nhức: Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của mọc răng khôn. Răng khôn xuất hiện khi các mô nướu đã phát triển hoàn chỉnh. Vậy nên, khi mọc, răng khôn sẽ đâm qua nướu, thậm chí mọc nghiêng, mọc ngược, đâm cả sang chân răng của răng bên cạnh… gây đau nhức vô cùng.
– Viêm nha chu: Răng khôn là răng trong cùng, mọc nghiêng ngả nên rất khó để vệ sinh, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và tích tụ. Vì thế bệnh viêm nha chu dễ hình thành và phát triển.
– Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh: Khi răng khôn mọc chen lấn với các răng khác sẽ kéo theo các răng khác cũng bị xô lệch.
– Viêm lợi trùm: Khi răng khôn mọc sẽ đâm vào các mô nướu để “chui lên” khiến các mô nướu bị tổn thương. Cùng với quá trình không thể vệ sinh sạch các kẽ răng, dẫn đến bệnh viêm lợi trùm. Bệnh khiến người bệnh đau nhức, sưng tấy vùng nướu bị viêm, thậm chí có cả các cơn sốt.
– Sâu răng: Thức ăn thừa mắc lại trong kẽ răng sẽ “thu hút” sự xuất hiện của vi khuẩn, lâu dần sẽ gây sâu răng.
– Khiến cơ xương hàm mất cân đối: Răng khôn mọc lệch, “chen chúc”, tác động đến răng bên cạnh và làm cho răng bên cạnh bị lung lay, tiêu xương… Lâu dần sẽ khiến cơ xương hàm bị lệch lạc, mất cân đối.
– Nhiễm trùng các bộ phận khác: Miệng là cửa ngõ của hệ thống hô hấp và tiêu hóa. Khi răng khôn mọc, khó vệ sinh, vi khuẩn xuất hiện và có thể xâm nhập và sâu các bộ phận khác như cổ họng, mang tai, mắt… thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
3. Chữa đau mọc răng khôn như thế nào?
Đau nhức khi mọc răng khôn luôn là ám ảnh kinh hoàng với nhiều người. Sau đây là những gợi ý về các cách chữa đau khi mọc răng khôn:
3.1. Giảm đau bằng nước muối
Dùng nước muối để vệ sinh răng miệng là cách giảm đau khi mọc răng khôn nhanh nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất. Pha loãng muối với nước ấm, dùng súc miệng 2 lần/ngày sẽ giúp đẩy lùi cơn đau. Cách này còn giúp hạn chế viêm nhiễm.
3.2.Chữa đau mọc răng khôn bằng bạc hà
Lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà được chứng minh có chứa các chất có thể kháng viêm và làm dịu cơn đau. Vì vậy, khi đau răng khôn, các bạn có thể dùng kem đánh răng chứa bạc hà, hoặc súc miệng với nước có chứa 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
3.3. Dầu đinh hương
Đinh hương được coi là một vị thuốc giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Đây còn là một loại “thảo dược” giúp chống lại vi khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng. Để giảm nhanh các cơn đau do mọc răng khôn, bạn có thể dùng bông gòn sạch, chấm vào tinh dầu đinh hương và đặt vào chỗ răng khôn.
3.4. Dùng nha đam để chữa đau mọc răng khôn
Nha đam nổi tiếng với đặc tính làm mát, làm dịu và giảm viêm. Thoa gel nha đam trực tiếp vào vùng nướu bị sưng tấy sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
3.5. Tinh dầu tràm trà
Trong tinh dầu tràm trà có một lượng lớn chất kháng khuẩn cực mạnh, đã được chứng minh là giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Chính vì công dụng mạnh mẽ đó, chúng ta không nên thoa hay nhỏ trực tiếp tinh dầu tràm trà vào vết sưng mà phải pha loãng theo tỷ lệ hợp lý. Vì vậy, nếu muốn áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó.
3.6. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Nếu không tìm thấy những nguyên liệu trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng liệu pháp nhiệt để giảm nhanh cơn đau do răng khôn gây ra. Chườm nóng sẽ giúp tăng khả năng lưu thông, tuần hoàn máu, đồng thời giảm đau và giảm căng thẳng. Ngược lại, chườm lạnh sẽ làm tê liệt vùng răng khôn, đẩy lùi cơn đau tức thời.
Để thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh, bạn nên dùng khăn nhúng vào nước nóng hoặc bọc vài viên đá. Sau đó, áp lên má, vị trí răng khôn. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, các bạn nên cẩn thận để tránh bị bỏng. Hãy chú ý sử dụng lượng đá lạnh hoặc nước có nhiệt độ phù hợp.
Một chiếc răng khôn cần ba tháng để mọc nhưng thường không mọc cùng lúc, khoảng cách giữa thời điểm mọc của các răng khá xa. Do đó, người bệnh phải thường xuyên gặp phải những cơn đau do răng khôn gây ra. Những biện pháp trên đây chỉ mang tính chất nhất thời, có thể áp dụng khi chưa có thời gian tới bác sĩ. Nếu sử dụng hết các cách trên mà tình trạng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu chuyển biến xấu, kéo theo đau đầu, chảy máu… thì các bạn cần tới cơ sở nha khoa gần nhất để thăm khám.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về chiếc răng khôn “đáng ghét”, đồng thời biết cách chữa đau mọc răng khôn. Đừng quên đến gặp bác sĩ sớm nhất để có được tư vấn phù hợp, nên giữ hay nhổ hoặc nên điều trị thế nào.