Theo số liệu thống kê, có đến hơn 70% chị em phụ nữ đều từng ít nhất một lần trong đời nhiễm nấm vùng kín. Bệnh không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày do thường xuyên bị viêm nhiễm tái đi tái lại. Vậy có cách nào để trị tận gốc bệnh nấm vùng kín không? Hãy cùng chuyên gia của Thu Cúc TCI giải đáp vấn đề này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nấm candida – “Thủ phạm” chính gây viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới
Bệnh nấm vùng kín hay còn gọi là nấm âm đạo là một dạng viêm nhiễm ở vùng kín do sự xâm nhập của một loại nấm có tên là nấm candida. Nấm candia cư trú ở khắp mọi nên trên cơ thể của chủ thể, thường ở lưỡi, vùng da dưới móng tay, âm đạo….
Trong điều kiện bình thường, nấm candida sẽ bị ức chế bở các vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch đột ngột bị suy giảm, lượng lợi khuẩn này sẽ giảm sút đi, số lượng nấm candida sẽ nhân cơ hội đó để sinh sôi và phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh. Vì vậy, việc trị tận gốc bệnh nấm âm đạo luôn là chủ đề được nhiều chị em quan tâm.
2. Nữ giới nhiễm nấm âm đạo – Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nấm candida “xâm chiếm” vùng kín của chị em, trong số đó có các yếu tố điển hình sau:
– Do nhiều chị em chưa biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách, khiến cho môi trường âm đạo bị xáo trộn, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và sinh sôi số lượng.
– Nhiều chị em có thói quen mặc đồ lót quá chật hoặc chất liệu không thoáng mát, khiến “cô bé” phải chịu nhiều tổn thương, nấm âm đạo từ đây cũng phát triển mạnh mẽ hơn.
– Trong quá trình vệ sinh vùng kín, một số chị em thường thụt rửa âm đạo quá sâu khiến cho vi khuẩn nấm xâm nhập và phát triển sâu trong vùng âm đạo.
– Một số loại băng vệ sinh và bao cao su có thể chứa các thành phần không đảm bảo, gây dị ứng cũng có thể gây ra nấm âm đạo.
– Việc sử dụng kháng sinh dài ngày khiến cho lượng kháng sinh vào cơ thể có thể giết chết các vi khuẩn có lợi, nhưng lại không thể tiêu diệt được nấm candida. Khi đó, môi trường âm đạo sẽ bị mất cân bằng, các phân tử nấm sẽ sinh sôi và phát triển mạnh, từ đó các triệu chứng viêm nhiễm nấm âm đạo xuất hiện.
– Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cao hơn người bình thường.
– Phụ nữ có hệ miễn dịch bị suy giảm như: Phụ nữ mắc HIV hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng có khả năng bị nhiễm nấm candida.
3. Một số triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm candida
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nếu chị em đang gặp những triệu chứng như dưới đây thì cần đi thăm khám sớm nhất có thể vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo:
– Luôn có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực âm đạo, tình trạng này có thể xảy ra ở cả ban đêm lẫn ban ngày, có thể ngứa ở cửa âm đạo và cũng có thể bị ngứa ở sâu bên trong âm đạo. Vùng da niêm mạc và các vùng xung quanh có thể bị sưng tấy hoặc đỏ lên. Những tổn thương này có thể lan ra các bộ phận xung quanh như môi lớn, môi bé, bẹn, đùi,….
– Âm đạo luôn trong tình trạng khô và nóng rát. Đây là triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng khô âm đạo do thiếu collagen. Khô âm đạo do nấm sẽ đi kèm cảm giác nóng rát, cảm giác này sẽ ngày càng khó chịu khi sinh hoạt tình dục.
– Ngoài ra, khi bị nấm âm đạo, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hoặc khó tiểu, chất nhầy âm đạo sẽ có màu sắc và mùi hôi lạ.
4. Làm thế nào để chữa tận gốc bệnh nấm vùng kín ngăn không tái phát?
4.1 Làm sao để trị tận gốc bệnh nấm vùng kín?
Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của việc viêm nấm vùng kín như trên, chị em chớ nên chần chừ mà cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị tận gốc, hạn chế tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Quá trình thăm khám sẽ được diễn ra theo tuần tự nhất định. Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo và cổ tử cung của người bệnh, kiểm tra tình trạng viêm nhiễm cũng như các dấu hiệu lâm sàng. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dịch âm đạo và xác định xem có đúng bạn đang bị nhiễm nấm hay các bệnh lý phụ khoa khác không? Sau đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt từ nhẹ đến nặng.
Với những người bệnh có triệu chứng nhẹ: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi chống nấm dạng kem như clotrimazole, nystatin, terconazole,…hoặc dùng song song thuốc đường uống như fluconazole.
Với những người bệnh có triệu chứng nặng hơn bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc kháng sinh đường uống chống nấm kết hợp với thuốc đặt âm đạo tại chỗ, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn từ 1 – 2 tuần.
Lưu ý rằng dù mắc bệnh nấm âm đạo nặng hay nhẹ, chị em cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần làm theo y lệnh của bác sĩ bởi việc điều trị khi không đúng chuyên môn sẽ khiến cho tình trạng nhiễm nấm ngày càng trầm trọng hơn.
4.2 Điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín ở đâu uy tín?
Bệnh nấm âm đạo tuy không khó điều trị nhưng nếu chị em chủ quan lựa chọn những cơ sở y tế kém chất lượng để điều trị có thể khiến tình trạng viêm nhiễm không được chữa dứt điểm, dễ tái đi tái lại. Vì vậy, việc lựa chọn được một cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị và chữa dứt điểm bệnh nấm âm đạo.
Khoa Phụ sản Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là một trong những chuyên khoa mũi nhọn, đã điều trị và chữa khỏi cho hàng ngàn chị em phụ nữ gặp các bệnh lý phụ khoa từ nhẹ đến nặng. Trong đó có việc điều trị bệnh nấm âm đạo ở nữ giới. Điểm mạnh của Thu Cúc TCI đó là sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tận tình theo sát người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Với quy trình thăm khám khép kín, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại như hệ thống xét nghiệm bằng robot tự động, công nghệ siêu âm 5D,….nhằm cho kết quả chính xác cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi. Ngoài ra, chị em hoàn toàn có thể theo dõi lịch sử thăm khám cũng như đặt lịch khám online qua hệ thống ứng dụng của Thu Cúc TCI.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc điều trị nấm âm đạo, quý khách hàng hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết!