Giai đoạn theo dõi, chăm sóc sau tiêm vacxin ở trẻ em là rất quan trọng. Do đó, cha mẹ cần bỏ túi cho mình một số kinh nghiệm chăm sóc để đảm bảo trẻ được an toàn, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Những loại vacxin nên tiêm cho trẻ
Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu và chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, khí hậu bất thường,… là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh nảy sinh và phát triển. Trong đó, các loại virus, vi khuẩn lây lan và gây ra các bệnh truyền nhiễm. Khi dịch bệnh tấn công, đồng nghĩa với việc sức khỏe của trẻ bị đe dọa, tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm đối với tính mạng của trẻ. Do vậy, ngay khi trẻ vừa sinh ra cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe trọn đời. Một số loại vacxin phòng bệnh mà cha mẹ nên cho trẻ em tiêm là:
– Vacxin phòng bệnh lao.
– Vacxin phòng viêm gan B.
– Vacxin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván.
– Vacxin phòng bại liệt.
– Vacxin phòng bệnh viêm phổi.
– Vacxin ngừa bệnh lý tiêu chảy do Rotavirus.
– Vacxin phòng viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn.
– Vacxin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B, C.
– Vacxin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A, C, Y, W.
– Vacxin cúm.
– Vacxin viêm não Nhật Bản.
– Vacxin phòng bệnh quai bị, sởi, rubella.
– Vacxin phòng thủy đậu.
– Vacxin viêm gan A, viêm gan A và B.
– Vacxin phòng thương hàn.
– Vacxin phòng bệnh dại.
– Vacxin tả.
2. Trẻ cần được chăm sóc sau tiêm vacxin như nào?
Cha mẹ nào cũng lo lắng về vấn đề an toàn sức khỏe của trẻ sau khi tiêm vacxin. Đó không chỉ là việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vacxin mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc sau tiêm vacxin. Để đảm bảo trẻ khỏe mạnh sau tiêm chủng, cha mẹ cần bỏ túi cho mình một vài kinh nghiệm dưới đây:
2.1. Chăm sóc sau tiêm vacxin ở trẻ: Theo dõi phản ứng
Đầu tiên, sau khi tiêm chủng xong, trẻ cần được ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. Mục đích là để các nhân viên y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng bất thường sau tiêm chủng như:
– Nôn ói.
– Thở nhanh.
– Thở ngắt quang.
– Thở rít.
– Da nổi mẩn đỏ.
Nếu sau 30 phút trẻ không có dấu hiệu bất thường gì thì có thể về nhà. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần tiếp tục theo dõi trẻ 24 – 48 giờ tiếp theo. Một số điểm cần phải theo dõi như là:
– Da niêm mạc.
– Thân nhiệt.
– Nhịp thở.
– Biểu hiện ăn uống: chán ăn, bỏ ăn,…
– Giấc ngủ của trẻ.
– Các hành vi tương tác với bố mẹ, bạn bè.
– Tình trạng vùng tiêm và da toàn thân xem có sưng, phát ban hay nổi mẩn đỏ không.
Thời gian sau tiêm rất cần có người lớn bên cạnh trẻ để theo dõi và hỗ trợ trong sinh hoạt. Cha mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ, nếu sốt nhẹ thì cần cởi bớt quần áo, chườm hoặc lau khăn ấm tại trán, hố nách,… Cứ sau 30 phút, cha mẹ kiểm tra thân nhiệt của trẻ 1 lần.
2.2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ sau khi trẻ tiêm chủng vacxin. Lúc này cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như:
– Rau xanh, trái cây tươi.
– Yến mạch, gạo lứt,… bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe sau tiêm.
– Ưu tiên các món ăn dạng lỏng để trẻ dễ tiêu hóa như súp, cháo,…
– Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên cho bú nhiều cữ hơn, nhưng mỗi lần bú thì lượng sữa cần ít hơn mọi ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý với một số thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn vào thời điểm này như là:
– Đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều đường, phomai… Bởi đây đều là những loại thực phẩm gây khó tiêu.
– Đồ uống có gas.
Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện chán ăn, bỏ bữa thì cha mẹ cũng không nên cưỡng ép. Thay vào đó sắp xếp, chia thành nhiều bữa trong ngày với lượng ít đồ ăn là cách khắc phục hiệu quả vấn đề này.
2.3. Để trẻ nghỉ ngơi là cách chăm sóc sau tiêm vacxin cần thiết
Sau khi về đến nhà, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh trong vòng 3 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể khuyến khích trẻ tập thể dục nhẹ nhàng ngay tại nhà. Trẻ cần tập hít thở sâu, đều để tránh nguy cơ khó thở.
Đối với trẻ thuộc độ tuổi đi học thì cha mẹ không nên bắt con quay lại ngay với lịch học dày đặc. Có thể xin phép cho trẻ nghỉ học nửa buổi hoặc 1 buổi để cơ thể dần trở lại bình thường. Khi đó, trẻ quay lại trường lớp sẽ không gặp phải tình trạng mỏi mệt, ngất xỉu và cha mẹ cũng phần nào an tâm hơn.
3. Các phản ứng nghiêm trọng cần đưa tới bệnh viện ngay
Hầu hết các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và tự khỏi sau thời gian ngắn. Rất ít trẻ gặp phải các trường hợp phản ứng nghiêm trọng nhưng không phải không có. Do đó, cha mẹ cần lưu ý và theo dõi trẻ cẩn thận. Nếu có một hoặc một vài biểu hiện bất thường dưới đây thì cần đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, ngăn chặn rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.
– Trẻ bị sốt cao hơn 39 độ và sốt kéo dài trên 24 giờ, khó đáp ứng với thuốc hạ sốt.
– Trẻ quấy khóc liên tục.
– Trẻ không có sự tương tác với cha mẹ, mỏi mệt, thậm chí là hôn mê.
– Có hiện tượng co giật.
– Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
– Phát ban.
– Khó thở, thở nhanh, thở ậm ạch, môi và các chi tím tái.
– Sờ chân tay của trẻ có cảm giác lạnh.
– Da nổi vân tím.
Tiêm chủng là cách thức phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và bảo vệ sức khỏe trọn đời cho trẻ. Cha mẹ cần đưa con đi tiêm ngừa đầy đủ và theo đúng lịch. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn cho trẻ sau tiêm chủng cũng cần chú trọng. Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã bỏ túi một số kinh nghiệm chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ đúng cách rồi nhé.