Bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn gây nên, bệnh khá phổ biến. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị kiết lỵ ở trẻ qua bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân kiết lỵ ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể tới những nguyên nhân chính sau:
– Do thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
– Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: từ khẩu chuẩn bị, sơ chế đến chế biến cần phải sạch sẽ
– Các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi… có thể là nguồn lây nhiễm gây ra bệnh cho trẻ.
– Thói quen cho tay vào miệng cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh
Chị Nguyễn Lan Hương (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Phải nói thật là mình khá kĩ tính nên việc chuẩn bị đồ ăn cho con hàng ngày mình sẽ làm. Nhưng hôm đó bận quá đành nhờ bác giúp việc nấu bữa trưa cho con. Thế mà thằng bé cả chiều hôm đó đi ngoài mấy lần, sợ quá phải đưa con đi viện luôn. Do ăn phải thức ăn để trong tủ lạnh nên con bị kiết lỵ, may mà đi viện sớm. Đúng là chăm sóc tụi nhỏ lúc nào cũng phải thật chú ý, nhỡ ra một cái là khổ con.”
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia y tế, bệnh kiết lỵ có những triệu chứng sau:
– Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ đi đại tiện nhiều lần trong một ngày. Luôn có cảm giác mót đại tiện.
– Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện.
– Mỗi lần đi phân ít, có dạng lỏng, lẫn với dịch nhầy, có thể có máu tươi, bọt hơi.
Bên cạnh đó, trẻ bị kiết lỵ có thể có một số triệu chứng khác mà các bậc phụ huynh nên lưu ý:
– Con có thể sốt nhẹ.
– Có thể bị nôn ói, sôi bụng.
– Bé mệt mỏi, khó chịu, lừ đừ.
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em chuyển biến khá nhanh và khá nghiêm trọng. Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước. Từ đó dẫn đến các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, lồng ruột, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa… rất nguy hiểm cho trẻ. Vì thế luôn quan sát kĩ từng biểu hiện của con để có các xử lý kịp thời.
3. Điều trị kiết lỵ ở trẻ nhỏ như thế nào?
Vì không có chuyên môn nên ba mẹ có thể sẽ không xác định rõ ràng được là trẻ có phải mắc bệnh kiết lỵ hay không. Hãy đưa con đến bác sĩ ngay khi bạn thấy trẻ đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Việc trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em càng sớm sẽ càng tốt. Nhằm giúp con tránh các biến chứng như mất nước. Nếu trẻ bị nghiêm trọng, hãy cho bé nhập viện để truyền dịch nhằm bù nước cho trẻ. Rất nhiều ba mẹ quan tâm đến vấn đề nếu con bị kiết lỵ thì cho uống thuốc gì? Câu trả lời là tuyệt đối không được tự ý chữa trị ở nhà hoặc tự ý mua thuốc cho con uống. Tự ý cho con uống thuốc có thể khiến bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám cho bé yêu của mình. Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, luôn yêu và hiểu tâm lý trẻ sẽ khiến trẻ không sợ khám và ba mẹ yên tâm.
4. Cách phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ hiệu quả
Để tránh bệnh ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi
– Nhắc nhở con rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Giữ vệ sinh cơ thể trẻ và môi trường sống sạch sẽ
– Thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối tránh dơ bẩn, ruồi nhặng…
– Không nên cho trẻ ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh, nên chế biến bằng đồ tươi sống có nguồn gốc rõ ràng
– Chăm sóc sức khỏe tốt để nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ
Ý kiến người bệnh
Anh Nguyễn Văn Tam (34 tuổi, kế toán, Hà Nội) chia sẻ: “Nhóc thứ 2 nhà tôi bị kiết lỵ đúng đợt mẹ đi công tác. Mình tôi ở nhà cứ xoay như chong chóng, cũng may đưa con đến khám tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sớm. Được các bác sĩ thăm khám và chữa trị rất tận tình, các cô điều dưỡng thì hỏi han, chăm sóc rất chu đáo nên tôi cũng yên tâm phần nào”.