Đối với một số cá nhân chủ doanh nghiệp, khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ vẫn còn khá mơ hồ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ từng trường hợp và giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Quy định về số lần thăm khám định kỳ đối với người lao động
Khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại doanh nghiệp là một trong những phúc lợi chính đáng của người lao động. Luật lao động Việt Nam cũng quy định rõ, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra sức khỏe thường niên cho người lao động và trả phí cho hoạt động này.
1.1. Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ 1 năm mấy lần thì đủ?
Theo quy định của nhà nước, mỗi năm doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần. Hoạt động này đem lại rất nhiều lợi ích đối với cả người lao động và người sử dụng lao động:
Đối với người lao động:
– Biết được tình trạng sức khỏe tổng quát để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện phù hợp.
– Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh lý tiềm ẩn.
– Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn ở giai đoạn rất sớm.
– Đưa ra phác đồ xử trí sớm những bất thường để nâng cao hiệu quả điều trị.
– Hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người lao động an tâm làm việc.
Đối với người sử dụng lao động:
– Bảo vệ “nguồn vốn lao động” cho doanh nghiệp.
– Tạo sợi dây vô hình gắn kết doanh nghiệp với người lao động.
– Nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu tỷ lệ tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp.
– Tạo động lực cho người lao động cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.
Với những ưu điểm trên, hoạt động khám sức khỏe thường niên được xếp vào quyền lợi chính đáng mà người lao động được hưởng. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ đưa ra quy định về số lần khám tối thiểu. Tùy vào chính sách riêng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tổ chức nhiều hơn 1 buổi khám sức khỏe định kỳ trong năm cho cán bộ nhân viên.
1.2. Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ 2 lần/ năm dành cho đối tượng nào?
Môi trường làm việc có tác động không nhỏ tới sức khỏe của người lao động. Chính vì thế, nhóm đối tượng có đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như: Cơ khí, hóa chất,… phải được kiểm tra sức khỏe tối thiểu 6 tháng/ lần. Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, các đối tượng người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật cũng được đảm bảo thăm khám 2 lần/năm.
Ngoài ra, danh mục khám chuyên khoa phụ sản là yêu cầu bắt buộc nằm trong gói khám định kỳ của lao động nữ.
2. Có thể tổ chức thăm khám bù cho năm trước không?
Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã quy định rõ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định.
Dễ thấy, việc kiểm tra sức khỏe cho cán bộ nhân viên đang công tác tại doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc phải thực hiện thường niên. Do vậy, một doanh nghiệp không thể tổ chức hai lần khám sức khỏe trong một năm để bù cho năm trước đó.
Thực tế cho thấy, sức khỏe con người có sự thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mục đích của khám sức khỏe định kỳ là dự phòng nguy cơ mắc bệnh, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp và đảm bảo người lao động có đủ điều kiện sức khỏe để đáp ứng vị trí làm việc. Mỗi cá nhân dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng nên đi thăm khám hàng năm để kịp thời xử trí nếu có dấu hiệu bất thường.
Việc thăm khám bù này không phát huy tối đa vai trò của khám sức khỏe, đồng thời còn là hành vi vi phạm pháp luật vì doanh nghiệp đã bỏ lỡ hoạt động thăm khám cho người lao động ở năm trước đó.
3. Một số nội dung khi khám sức khỏe định kỳ
Gói khám tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 14 của Bộ y tế bao gồm các danh mục khám lâm sàng và khám cận lâm sàng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe một cách tổng quát.
– Khám nội tổng quát với bác sĩ
– Khám tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, kiểm tra thị lực
– Khám sản phụ khoa đối với nữ giới
– Xét nghiệm máu để chẩn đoán công thức máu, nhóm máu và lượng mỡ máu
– Chụp X-quang ngực thẳng
Ngoài ra, doanh nghiệp có chính sách quan tâm người lao động có thể bổ sung thêm danh mục một số danh mục khác như: Siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, chụp cắt lớp vi tính, đo mật độ xương gót chân, đo chức năng hô hấp,…
Việc xây dựng thêm danh mục cho gói khám của người lao động phụ thuộc chủ yếu vào đặc thù ngành nghề. Để biết doanh nghiệp của bạn cần thăm khám những gì, đừng ngại ngần tham khảo tư vấn từ phía bác sĩ chuyên môn.