Thông tư 14 hướng dẫn về khám sức khỏe đã không còn xa lạ với mọi người. Vậy bạn đã biết tới khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 15 chưa?
Menu xem nhanh:
1. Mối tương quan giữa thông tư 15 với khám sức khỏe định kỳ
Thông tư 15 thể hiện sự thống nhất về giá dịch vụ khám chữa bệnh với bảo hiểm y tế. Quy định này được xét trong các bệnh viện cùng hạng trên cả nước. Đồng thời, thông tư cũng hướng dẫn cách áp dụng giá thanh toán phí khám chữa bệnh ở nhiều trường hợp phổ biến.
1.1. Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 15
Thông tư 15 (Đầy đủ là Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc) mang lại nhiều lợi ích cho công dân Việt, điển hình có thể kể tới:
– Tất cả công dân đều được hưởng các quyền lợi về dịch vụ y tế như nhau, tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng hạng có áp dụng bảo hiểm y tế
– Giúp người dân có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của việc hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm, biết quý trọng và bảo vệ sức khỏe bản thân
– Người dân khi sử dụng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh sẽ được giảm bớt gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình
– Mỗi công dân dễ dàng cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin về chính sách khám sức khỏe sử dụng bảo hiểm y tế
– Nhờ có các mức giá chính xác của từng loại dịch vụ được niêm yết rõ ràng, người dân có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng về tài chính trước khi đi khám
Do vậy, thông tư 15 của Bộ y tế đóng vai trò bảo vệ quyền lợi sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như cả động đồng
1.2. So sánh khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 15 và thông tư 14
Với mục tiêu giống nhau là tạo điều kiện cho mọi người đi khám đầy đủ hơn, biết trân trọng sức khỏe của mình hơn, hai thông tư 15 và 14 về khám tổng quát thường khiến nhiều người nhầm lẫn. Trên thực tế bản chất của hai thông tư hoàn toàn khác nhau.
Thông tư 14/2013/TT-BYT
Khám sức khỏe theo thông tư 14 là những dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho tất cả mọi đối tượng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như:
– Bệnh nhân khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám chữa bệnh
– Người có giám định về y khoa, pháp y và tâm thần
– Bệnh nhân đi khám để cấp giấy chứng thương.
– Người khám sức khỏe để thi tuyển vào quân đội, công an
Ngoài quy định đối tượng khám, thông tư này cũng hướng dẫn chi tiết khi thực hiện quy trình khám sức khỏe, từ cách làm hồ sơ tới những danh mục cơ bản cần có trong gói khám. Với những cơ sở y tế đủ thẩm quyền khám và kết luận khám cho công dân, thông tư cũng đề cập rõ ràng yêu cầu cụ thể.
Thông tư 15/2018/TT-BYT
Khác với thông tư 14, thông tư 15 không hướng dẫn về quy trình khám mà lại đề cập tới một khía cạnh, quyền lợi khác của công dân khi đi khám sức khỏe. Trong đó quy định rõ ràng các chi phí trực tiếp được tính trong giá khám bệnh, chữa bệnh như quần áo, chăn ga, gối đệm, điện, nước, dịch vụ kỹ thuật y tế,… Tất cả hạng mục kèm giá đều được quy định rõ ràng.
Ngoài ra, trong điều 5 của thông tư này cũng thông báo về số lần, mức chi phí khám để người bệnh cân đối thanh toán mức phí hợp lý.
Với bệnh nhân điều trị nội trú, quy định về số ngày chữa trị lưu viện, giá giường bệnh mỗi ngày cũng được niêm yết chi tiết, vừa để người dân nắm được, vừa để các cơ sở y tế tuân thủ theo.
Như vậy, thông tư 14 và 15 tuy khác nhau nhưng bổ trợ và hỗ trợ nhau. Tất cả đều vì mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, giúp mọi người thường xuyên quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình với mức chi phí tiết kiệm nhất.
2. Khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 15 là khám những gì?
Theo thông tư 15, không phải danh mục khám nào cũng được áp dụng bảo hiểm y tế khi khám. Cụ thể các danh mục y tế được áp dụng là:
– Xét nghiệm: Bao gồm xét nghiệm nhóm máu, mỡ máu, đường máu, công thức máu; tầm soát chức năng gan, thận
– Thăm dò chức năng – Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm các kỹ thuật như siêu âm, chụp X-quang ngực thẳng, chụp X-quang số hóa, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp mạch, chụp cộng hưởng từ MRI,…
– Các dịch vụ nội soi: Kỹ thuật lọc máu, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản, nội soi tiêu hóa, nội soi dạ dày, khâu lành vết thương…
– Phương pháp y học dân tộc, phục hồi chức năng hoạt động: nắn, bó gẫy xương, vật lý trị liệu chỉnh hình xương,…
– Phương pháp phẫu thuật, thủ thuật theo chuyên khoa
Với những danh mục khác, bệnh nhân có thể cần chi trả thêm các phí chênh lệch và phát sinh tùy từng trường hợp.
Kết lại, khi khám sức khỏe theo thông tư 15, đòi hỏi người bệnh phải tìm hiểu thật kỹ, tham khảo tư vấn từ các cơ sở y tế với trường hợp của mình. Từ đó bệnh nhân áp dụng chính xác và hiệu quả nhất theo quy định mà vẫn đảm bảo quyền lợi và sức khỏe bản thân.