Khám sức khỏe cho doanh nghiệp xây dựng cần lưu ý những gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Qua khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp, nhân viên có thể phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời, an tâm làm việc. Đặc biệt với những ngành đặc thù như xây dựng, cán bộ nhân viên phải làm việc trong môi trường độc hại với cường độ cao, việc thăm khám định kỳ lại càng trở nên quan trọng. Vậy khi khám sức khỏe cho doanh nghiệp xây dựng cần lưu ý gì?

1. Các quy định khi khám sức khỏe cho công ty, doanh nghiệp

1.1. Yêu cầu về số lần khám sức khỏe cho doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khám sức khỏe cho người lao động như sau.

Hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe tổng quát ít nhất một lần cho người lao động. Đặc biệt với những đối tượng sau, doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần:

– Người lao động làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc làm việc trong môi trường độc hại.

– Người lao động là người khuyết tật hoặc người lao động chưa thành niên, người cao tuổi.

Doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định đã ban hành về hoạt động khám sức khỏe cho doanh nghiệp

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp

1.2. Các danh mục khám cơ bản cần có khi khám sức khỏe cho doanh nghiệp

Theo thông tư 14 về khám sức khỏe dành cho người lao động, chi tiết quy trình thăm khám gồm các danh mục sau:

– Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng và các chỉ số BMI, đo huyết áp,…

– Khám lâm sàng toàn diện các chuyên khoa: Nội, ngoại, da liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, phụ khoa dành cho lao động nữ,…

– Khám cận lâm sàng: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và danh mục chụp X-quang tim phổi thẳng.

2. Những lưu ý khi khám sức khỏe cho doanh nghiệp xây dựng

Nguồn nhân lực khỏe chính là nền móng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì lý do này, khám sức khỏe định kỳ luôn là hoạt động được các doanh nghiệp tổ chức định kỳ cho cán bộ nhân viên.

Đặc biệt với ngành xây dựng, thường xuyên phải làm những công việc nặng và môi trường làm việc nhiều khói bụi, sức khỏe của người lao động ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, những phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho người lao động ngành xây dựng rất cần được quan tâm.

Các công ty xây dựng cần lưu ý một số những căn bệnh đặc thù của ngành để có thể xây dựng lộ trình khám khoa học, đảm bảo thăm khám toàn diện cho cán bộ công nhân viên.

2.1. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp đối với người lao động ngành xây dựng

Bệnh do nhiễm bụi phổi silic

Công việc xây dựng có thể nhiễm độc bụi phổi silic từ các việc khoan đập đá, mài đá hoặc các việc liên quan đến cát, bụi cát. Vị vậy, người lao động trong ngành xây dựng dễ mắc phải các bệnh lý như:

– Xơ phổi.

– Biến chứng tim do xơ phổi.

– Tràn dịch phế mạc đột phát.

– Lao phổi.

Bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn

Người lao động làm việc ở công trường thường xuyên bị ồn từ 6 giờ trở lên trong một ngày và độ ồn trên 80dB. Vì vậy, người lao động trong ngành xây dựng có nguy cơ cao mắc phải những bệnh lý do tiếng ồn như:

– Bị điếc dạng tiếp âm thể đáy.

– Giảm thính lực trên 35%.

Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da

Do thường xuyên phải tiếp xúc với xi măng, bột màu pha sơn hay pha vôi màu, thuỷ tinh, cao su, gạch và kim loại nên công nhân xây dựng dễ mắc phải các bệnh lý về da, bao gồm:

– Loét da và niêm mạc.

– Loét vách ngăn mũi.

– Viêm da tiếp xúc

– Chàm tiếp xúc.

– Sạm da

DO thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất bẩn, người lao động ngành xây dựng dễ mắc phải các bệnh da liễu

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh thường gặp ở người lao động ngành xây dựng

Bệnh gây ra do làm việc trong môi trường bị rung

Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động trong ngành xây dựng thường xuyên phải:

– Thao tác với các dụng cụ hơi nén cầm tay như đục, búa dùi, búa tán ri vê, máy khoan đá, chày đục phá khuôn, máy đầm.

– Sử dụng các máy động cơ nổ như máy cưa cầm tay, máy mài cầm tay.

– Tiếp xúc với vật gây rung như máy khoan, máy mài.

Việc sử dụng các loại máy móc này trong một thời gian dài làm việc dẫn tới một bệnh lý về xương khớp ở người lao động:

– Hư khớp khuỷu, khớp cổ tay.

– Hoại tử xương bán nguyệt.

– Gia hư khớp xương thuyền.

– Bệnh Raynaud như rối loạn thần kinh vận mạch ở các ngón hay rối loạn cảm giác.

2.2. Các danh mục khám gợi ý cho các doanh nghiệp xây dựng

Với những ngành nghề đặc thù như xây dựng, để kiểm tra toàn diện sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một số danh mục khám như sau:

Theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT, một số danh mục khám bổ sung nên được đưa vào để khám bệnh cho người lao động trong ngành xây dựng bao gồm:

– Chụp X – quang phổi để đo chức năng hô hấp.

Chụp cắt lớp.

– Tìm AFB trong đờm.

– Đo thính lực đơn âm.

– Chụp X – quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp và ghi đáp ứng thính giác thân não.

– Chụp X – quang cột sống thắt lưng

– Chụp CT scan hoặc MRI cột sống thắt lưng (cân nhắc về mặt chi phí)

– Xét nghiệm máu đo lương các chỉ số Methemoglobin, công thức máu, huyết sắc tố, men gan,

– Xét nghiệm nước tiểu để định tính  hàm lượng trinitrotoluen (TNT), albumin,…

– Đo pH da

– Xét nghiệm nấm da, móng và vi khuẩn vùng da tổn thương.

– Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt.

Doanh nghiệp có thể tham vấn cở sở y tế đối tác để có những gợi ý tốt nhất

Doanh nghiệp nên cân nhắc giữa nhu cầu và ngân sách để xây dựng cho mình gói khám phù hợp nhất

Bên cạnh những danh mục gợi ý nói trên, doanh nghiệp có thể tham vấn thêm với cơ sở y tế đối tác thực hiện khám sức khỏe và cân đối với ngân sách của doanh nghiệp bỏ ra.

Hiện nay Thu Cúc TCI đang triển khai dịch vụ khám định kỳ cho doanh nghiệp với nhiều tiện ích vượt trội như đội ngũ bác sĩ hàng đầu, thiết bị máy móc hiện đại cùng không gian khám rộng rãi… Ngoài ra, TCI còn hỗ trợ miễn phí xây dựng gói khám riêng với các danh mục bổ sung giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra toàn diện nhất sức khỏe cho cán bộ nhân viên. Trên đây là tất cả những lưu ý khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đối với ngành xây dựng. Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các danh mục khám bệnh phù hợp với nhu cầu của công ty và đảm bảo kiểm tra toàn diện được sức khỏe của người lao động.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital