K21 là bệnh gì? K21 là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu K21 là bệnh gì?
Rất nhiều người thắc mắc k21 là bệnh gì? Đây là bệnh xảy ra khi dịch vị trong dạ dày gồm axit và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gọi là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
2. Phân loại K21 là bệnh gì như thế nào
2.1 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kèm viêm thực quản K21.0
Khi dịch vị kèm axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản có khả năng gây viêm loét thực quản. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, bụng đau rát, đi ngoài ra máu. Kèm theo đó là các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn nhiều lần trong ngày. Bệnh gây viêm thực quản nên cần được phát hiện và xử lý sớm, tránh các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, thủng thực quản,…
2.2 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kèm viêm thực quản K21.9
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi ở mức độ nhẹ thì axit dạ dày chưa gây ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản. Người bệnh thường chỉ có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, tiết nước bọt nhiều hơn bình thường. Bụng đau âm ỉ do trào ngược dạ dày. Giai đoạn này cũng cần điều trị kịp thời để tránh thành mãn tính, gây viêm loét và dẫn tới biến chứng.
3. Biến chứng của K21 là bệnh gì
3.1 Biến chứng K21 là bệnh gì: Tắc nghẽn thực quản
Hiện tượng trào ngược diễn ra trong thời gian dài mà không khắc phục sẽ khiến niêm mạc thực quản tổn thương. Từ các chỗ viêm xuất hiện sẹo gây ảnh hưởng tới chức năng của thực quản. Khiến người bệnh ăn uống khó khăn, khó nuốt, thậm chí nghiêm trọng hơn là tắc nghẽn thực quản.
3.2 Barrett và ung thư thực quản
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có tỷ lệ mắc barret và ung thư thực quản cao hơn so với người bình thường. Barrett thực quản là bệnh thường gặp ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Niêm mạc bên trong lòng thực quản bị kích thích, ảnh hưởng đến các tế bào lót phần dưới thực quản. Gây nên ung thư biểu mô tuyến thực quản.
3.3 Biến chứng K21 là bệnh gì: Thủng thực quản
Tình tràng axit có trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thường xuyên gây bào mòn, viêm loét. Lâu ngày dẫn tới thủng thực quản. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần được can thiệp y khoa để điều trị. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng.
3.4 Viêm đường hô hấp
Dịch vị dạ dày trào ngược lên vòm họng khiến bộ phận này yếu đi. Người bệnh dễ gặp phải các bệnh lý về hệ hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan. Gây khó khăn cho hít thở và ảnh hưởng tới sức khỏe.
3.5 Xuất huyết, viêm loét dạ dày
Khi dạ dày bị tổn thương đến mức độ nhất định bởi dịch vị axit thì tình trạng xuất huyết là khó tránh khỏi. Chảy máu là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn tới tụt huyết áp hay thậm chí là tử vong.
Người bệnh k21 trào ngược dạ dày còn bị chán ăn, mất ngủ, sức đề kháng kém. Cơ thể suy nhược, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác. Đây là bệnh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng không mong muốn.
4. Nguyên nhân gây ra k21 là bệnh gì
– Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm… không theo chỉ dẫn của bác sĩ là nguyên nhân tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
– Căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể tiết nhiều hormone cortisol hơn, tăng tiết axit dạ dày. Đồng thời gây rối loạn đóng mở cơ thắt thực quản dưới, gây ra tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
– Chế độ ăn uống không khoa học: Người bệnh thường xuyên dùng các thực phẩm chức chất kích thích, người thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ chua và thực phẩm chứa chất kích thích có nguy cơ phải các bệnh tiêu hóa trong đó có trào ngược hơn bình thường.
– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Người thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, hay nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn dễ bị trào ngược.
– Do bệnh lý khác: Người bị các bệnh lý nhiễm trùng làm xơ thực quản, hẹp môn vị, thoát vị cơ hoành…
– Do nguyên nhân khác: Người thừa cân, mẹ bầu… có áp lực lên vùng bụng tăng dễ bị trào ngược dạ dày.
5. Cách chữa bệnh K21 là gì?
5.1 Sử dụng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc Tây là giải pháp hiệu quả trong điều trị bệnh lý, giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc Tây y giảm trào ngược thường được kê đơn bao gồm: Thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc trung hòa nồng độ axit, thuốc ức chế giải phóng Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI)…
Trong vài trường hợp, người bệnh có thể kết hợp thuốc giảm đau chứa paracetamol để giảm khó chịu do đau dạ dày. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nên điều chỉnh liệu trình sao cho phù hợp.
5.2 Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 bằng Đông y là gì?
Sử dụng thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Cơ chế tác động của thuốc Đông y là cải thiện dần dần các triệu chứng. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cũng nên cân nhắc vì thuốc Đông y không thể điều trị tận gốc và không có tác dụng sớm. Một số mẹo dân gian như dùng nha đam, nghệ tươi, gừng baking soda,… được nhiều người áp dụng.
5.3 Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản K21
Phẫu thuật là cách điều trị trào ngược cần được sự chỉ định của bác sĩ. Đây là phương pháp cuối cùng khi sử dụng thuốc và thay đổi lối sống không có tác dụng. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc ít nhất 6 tháng trước khi cân nhắc đến phẫu thuật.
Bác sĩ có thể cân nhắc đến tính khả quan của phẫu thuật nhằm cải thiện chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là khâu cơ vòng thực quản dưới qua nội soi và tăng khối cơ bằng cách tiêm chất sinh học.
Trên đây là thông tin K21 là bệnh gì cũng như một số nguyên nhân và cách khắc phục bệnh. Khi trào ngược dạ dày không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phương án chữa trị phù hợp. Tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.