Hướng dẫn cách giải quyết khi bị hóc xương cá

Tham vấn bác sĩ

Cách giải quyết khi bị hóc xương cá sai lầm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Chính vì thế, cần trang bị cho mình cách xử trí phù hợp, không nên bất cẩn thực hiện việc chữa hóc xương cá sai cách. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để an tâm phòng bị đúng khi bắt gặp tai nạn này.

1. Hóc xương cá và những cách giải quyết sai lầm khi bị hóc xương cá

1.1. Hóc xương cá là gì?

Trong đời sống thường nhật, không hiếm khi chúng ta bắt gặp cảnh vô tình nuốt phải xương cá và xương cá mắc lại vị trí nào đó trong cổ họng, gây đau, vướng và nuốt khó. Tình trạng này được gọi là hóc xương cá – một tai nạn rất dễ xảy ra. Hóc xương cá dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng được ghi nhận nhiều nhất ở người già và trẻ nhỏ.

Việc nuốt xương cá khá phổ biến và thông thường, xương cá có thể trôi xuống dạ dày mà không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi hóc xương cá, cần chú ý cẩn trọng lấy xương cá ra sớm, tránh những khó khăn mà hiện tượng hóc gây nên. Trên thực tế, nhiều tình trạng bệnh nhân bị xương cá đâm thủng thực quản, nhiễm trùng máu, áp xe khu vực hô hấp, thậm chí là ảnh hưởng đến ruột và phúc mạc đã xảy ra. Chính vì thế, không nên thờ ơ với tai nạn khi ăn uống này. Những cách giải quyết sai lầm cũng là cảnh báo mà các bác sĩ tai mũi họng khuyến cáo khiến tình trạng hóc và biến chứng xương cá để lại nặng nề hơn.

đâu là cách giải quyết khi bị hóc xương cá

Hóc xương cá không được giải quyết có thể gây những bất lợi và biến chứng cho người bị hóc

1.2. Một số sai lầm thường gặp khi xử lý hóc xương cá

– Cố gắng tiếp tục ăn uống bình thường dù phát hiện ra tình trạng hóc, khiến xương hóc càng gây đau và nguy cơ hình thành viêm nhiễm sớm hơn.

– Dùng tay móc xương cá. Cách này có thể khiến xương cá đâm sâu vào họng hoặc thực quản, làm tổn thương, viêm nhiễm dễ xảy ra nhanh hơn và biến chứng sớm hơn. Trong một số trường hợp, xương cá có thể rơi xuống các khu vực sâu hơn, gây biến chứng khôn lường. Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm, áp xe khu vực đường thở có thể gây khó thở, nghẹt thở, thậm chí là tắc thở.

– Cố nuốt xương cá bằng việc ăn. Nhiều người nghĩ rằng, ăn thật nhiều rau, cơm, chuối, khoai,… và cố nuốt một lần để lợi dụng khối thức ăn đẩy xương cá xuống dạ dày là cách làm đúng mà không biết rằng, khối xơ có thể gây tắc, viêm ruột. Bên cạnh đó, tình trạng xương cá khi xuống ruột có thể trở thành dị vật tiêu hóa, nguy cơ đâm thủng ruột, viêm phúc mạc cùng nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

– Dùng các mẹo như ngậm chanh, uống cola, dùng C sủi,… để làm tan xương cá. Những cách này không có cơ sở khoa học, đồng thời, thường làm lãng phí thời gian của người bị hóc khi điều trị,

– Chỉ đến các cơ sở y tế khám và tìm cách chữa hóc xương cá sau nhiều ngày khi bị đau dai dẳng không dứt.

Các bác sĩ cho biết, những sai lầm này có thể làm việc điều trị khó khăn hơn và biến chứng nặng nề hơn. cho người bị hóc.

<h2>2. Cách giải quyết vấn đề khi bị hóc xương cá</p>

Khi bị hóc xư

ơng cá, bạn chú ý thực hiện những điều sau:

– Ngừng ăn uống. Nếu có thức ăn trong miệng, cần móc ra luôn chứ không cố nuốt. Thực hiện điều này với trẻ nhỏ nếu trẻ bị hóc.

– Ngưng mọi việc và giữ bình tĩnh trong một lúc để theo dõi tình hình. Với trẻ, cha mẹ cần cố gắng làm trẻ nín khóc và giúp trẻ bình ổn cảm xúc, không để trẻ khóc nấc vì điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng xương cá của trẻ.

– Sau một lúc, thử nuốt (uống nước hoặc nuốt nước bọt) xem tình trạng đau họng còn không. Nếu bạn thấy tình trạng đau vẫn còn, điều này có nghĩa là tình trạng hóc kéo dài, xương cá bị mắc kẹt.

– Lúc này, nhờ một người kiểm tra xem có thể nhìn thấy xương cá trong miệng họng không. Nếu có thể nhìn thấy xương cá rõ ràng, người hỗ trợ có thể dùng kẹp, nhíp để gắp xương cá ra một cách khéo léo.

cách giải quyết khi bị hóc xương cá cho em bé

Kiểm tra xương cá khu vực họng miệng

– Trong tình trạng người hỗ trợ không thể gắp xương cá, hoặc không nhìn thấy xương cá, người bị hóc nên đến các cơ sở tai mũi họng để được bác sĩ kiểm tra và gắp xương cá ra phù hợp. Việc gắp xương cá tại các cơ sở y tế thường khá đơn giản, nhanh chóng, không phải lưu viện.

– Tình trạng xương cá lâu ngày có thể gây biến chứng hoại tử mô, áp xe, viêm nhiễm. Khi này, việc xử lý xương cá có thể phức tạp hơn. Tùy tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.

3. Sơ cứu cho người hóc xương cá nguy kịch

Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng hóc xương cá nói riêng và hóc dị vật nói chung có thể gây nên những tình huống nguy kịch. Đó là khi dị vật/xương cá làm bít tắc đường thở khiến bệnh nhân nghẹt thở, thậm chí là tắc thở. Khi này, cần thực hiện sơ cứu tại chỗ cho người bệnh, đồng thời, gọi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm về tính mạng với người bị hóc.

3.1. Với trẻ nhỏ

Thực hiện sơ cứu hóc cho trẻ em dưới 2 tuổi bằng phương pháp vỗ lưng – ép ngực. Đặt trẻ nằm úp trên tay hoặc đùi người sơ cứu với dáng đầu thấp hơn chân. Sau đó, dùng gót bàn tay vỗ 5 lần vào phần lưng giữa hai bả vai của trẻ. Khi này, nếu trẻ chưa thoát khỏi tình trạng nguy kịch, hãy lật ngửa trẻ (vẫn tư thế đầu thấp hơn chân) và dùng hai ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa, ấn 5 lần vào vùng ngực – xương ức của trẻ. Thực hiện kết hợp hai động tác này nếu trẻ chưa hồng hào hoặc thở lại bình thường cho đến khi cấp cứu đến.

cách giải quyết khi bị hóc xương cá bằng sơ cứu

Thực hiện sơ cứu hóc dị vật cho trẻ nhỏ

3.2. Với trẻ lớn hơn và người lớn

Với trẻ trên 2 tuổi và người lớn, sơ cứu hóc dị vật được tiến hành bằng cách: cho người bị hóc đang nguy kịch nằm trên mặt phẳng. Người sơ cứu ngồi đối diện với người bị hóc, hai chân kề hai bên đùi ngoài của người bệnh. Sau đó, xác định vùng thượng vị, dưới xương sườn, trên rốn, và dùng 2 tay lồng lên nhau ấn vào khu vực này theo chiều hướng vào sâu và hướng lên so với cơ thể người bệnh đang nằm.

Trong cả hai trường hợp trên, nếu người bị hóc có hiện tượng ngưng thở, người sơ cứu cần hà hơi thổi ngạt kết hợp với việc thực hiện sơ cứu hóc.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp, chúng ta có thể có những <strong>cách giải quyết khi bị hóc xương cá khác nhau. Nhìn chung, hóc xương cá sẽ dễ dàng được các bác sĩ tai mũi họng giải quyết khi điều trị sớm. Vì vậy, người bị hóc xương cá nên sớm đến các cơ sở y khoa để thăm khám, lấy xương cá đúng cách, tránh các biến chứng lâu dài xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital