Hiểu đúng mối liên hệ giữa đột quỵ và béo phì

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Mối liên hệ giữa đột quỵ và béo phì đã được bác sĩ khuyến cáo nhiều, tuy nhiên có nhiều người không thật sự nắm chắc về nguyên nhân và cách khắc phục đột quỵ cho người thừa cân, béo phì. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin này đến bạn.

1. Tình trạng đột quỵ nói chung và nguyên nhân

Đột quỵ(tai biến mạch máu não) xảy ra khi mạch máu đưa đến não bị tắc dẫn tới tắc mạch hoặc xuất huyết trong não. Khi không có sự cung cấp đầy đủ máu và oxy cho não thì có thể ảnh hưởng tới chức năng của não nói riêng và cả cơ thể nói chung.

Đột quỵ có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào nhưng tỉ lệ cao hơn đối với người già trêm 55 tuổi. Đột quỵ cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi, đặc biệt khi có những nguy cơ như: tim mạch, tiểu đường, tiền sử gia đình, lối sống thiếu lành mạnh, hút thuốc lá, cao huyết áp…

đột quỵ và béo phì

Bệnh cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ

Đột quỵ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó được chia thành:

– Đột quỵ nhồi máu não: xuất hiện khi động mạch não tắc hoặc co thắt dẫn tới máu bị gián đoạn cho một khu vực của não.

Đột quỵ não xuất huyết: xuất hiện khi mạch máu ở não vỡ khiến xuất huyết ảnh hưởng tới các mô não khác.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ, trong đó béo phì là một nguyên nhân phổ biến. Lý do là bởi, mỡ trong máu có thể làm tắc đường dẫn máu lên não hoặc làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường dẫn tới đột quỵ. Có thể đánh giá rằng đột quỵ và béo phì có một mối quan hệ trước – sau rất chặt chẽ.

2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao

2.1 Tìm hiểu về mối liên hệ giữa đột quỵ và béo phì

Người béo phì có nguy cơ đột quỵ tăng cao bởi những lý do như sau:

– Huyết áp cao: Người béo phì thường có áp lực máu cao dẫn tới tăng ảnh hưởng tới các mạch máu từ đó gây tắc nghẽn hay nứt mạch máu não.

– Tim mạch: Thông thường, người béo phì có tỷ lệ cao mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc động mạch… Điều này có thể làm tăng khả năng đột quỵ.

– Tiểu đường: Đa số người béo phì thường có bệnh tiểu đường bởi lượng đường mà họ nạp vào cơ thể khá lớn, điều này gây ảnh hưởng tới mạch máu và làm tăng khả năng đột quỵ.

– Mỡ cơ thể: Đối với người béo phì thì mỡ thường tích tụ ở mạch máu và làm tăng khả năng tắc nghẽn hay lưu thông máu đến não.

– Viêm: Đa số béo phì sẽ đi kèm với tình trạng viêm nhiễm mạn tính và có thể ảnh hưởng tới mạch máu dẫn tới đột quỵ.

Tuy không phải ai béo phì cũng có thể đột quỵ bởi đột quỵ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: lối sống, chế độ ăn uống, vận động, di truyền…

đột quỵ và béo phì

Đột quỵ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có chế độ ăn uống

2.2 Béo phì và đột quỵ có liên hệ – chuyên gia khuyên gì?

Cách giảm nguy cơ đột quỵ

– Uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước, tránh đồ uống có cồn

– Vận động cơ thể an toàn, tránh quá sức và chú ý bảo vệ bảo thân khỏi thời tiết

– Kiểm soát việc stress để giảm căng thẳng tránh ảnh hưởng tới não bộ và nghỉ ngơi đầy đủ

– Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh và tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe

– Hạn chế tối đa thuốc lá và cồn để tránh những nguy cơ bệnh, trong đó có đột quỵ

– Hạn chế tắm đêm, tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng và để người(tóc) ẩm đi ngủ

– Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ thông qua tìm hiểu kiến thức sớm về bệnh đồng thời khi thấy dấu hiệu bất thường(khó di chuyển, loạn ngôn ngữ, chóng mặt, đau đầu…) thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

đột quỵ và béo phì

Nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ thì hãy đến các cơ sở y tế để được khám bệnh

Cách giảm nguy cơ đột quỵ do béo phì

– Thực hiện chế độ giảm cân: Đây là yếu tố quan trọng để tránh nguy cơ đột quỵ xảy ra. Người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn hợp lý, giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày đồng thời tăng cường tập luyện và vận động. Nếu chưa có kiến thức về xây dựng thực đơn khoa học thì bạn có thể tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để có thể giảm cân khoa học.

– Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy tiêu thụ những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, protein lành mạnh từ cá, thịt gà không da, đậu, sữa không béo… Đồng thời nên hạn chế những thức ăn có chất béo cao, natri cao, cholesterol cao.

– Tập luyện thể thao và vận động rèn luyện cơ thể: Để tăng cường sức khỏe thể chất, người béo phì nên thực hiện các bài thể dục đều đặn kết hợp với một số hoạt động như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe… Những bài thể dục này sẽ ảnh hưởng tích cực đến tim mạch và sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

– Kiểm soát áp lực từ máu: Người béo phì thường có áp lực máu cao khiến nguy cơ đột quỵ tăng mạnh, bạn hãy thường xuyên kiểm tra áp lực máu định kỳ và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát những áp lực từ máu.

– Điều trị bệnh tiểu đường: Người béo phì có nguy cơ tiểu đường cao và cũng có thể làm tăng khả năng đột quỵ nên bạn cần điều trị sớm tiểu đường và kiểm soát tốt lượng thuốc để có sức khỏe tốt hơn. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong quá trình điều trị.

– Thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ: Hiện nay có những gói khám tầm soát phát hiện sớm những nguy cơ đột quỵ đến từ các bệnh lý nguy hiểm(tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, rung nhĩ, máu nhiễm mỡ…). Thông qua đó xây dựng chế độ sống và điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin cần biết và mối quan hệ giữa đột quỵ và béo phì cùng cách phòng ngừa sớm. Bạn hãy tham khảo những thông tin để có sự đánh giá nhất định đến người bệnh và gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital