Gói khám sức khỏe cho doanh nghiệp hiện nay gồm những danh mục khám quy định theo thông tư của Bộ Y tế. Các danh mục này giúp sàng lọc tối ưu các bệnh lý thường gặp, đánh giá sức khỏe một cách tổng quát nhất.
Menu xem nhanh:
1. Những danh mục cơ bản trong gói khám sức khỏe doanh nghiệp
1.1. Khám lâm sàng
Đây là danh mục khám cần có trong gói khám sức khỏe mà doanh nghiệp đăng ký. Khám lâm sàng sẽ bao gồm chung nhiều bước khám khác nhau như:
– Đo thể lực, huyết áp
– Khám nội tổng quát
– Khám ngoại
– Khám da liễu
– Khám mắt
– Khám tai – mũi – họng
– Khám răng – hàm – mặt
Các bước khám trên sẽ đánh giá tình trạng hiện tại của các bộ phận, cơ quan của cơ thể. Từ da, mắt, tai mũi họng, răng cho tới tiêu hóa, tim phổi,… Thông qua kiểm tra lâm sàng bác sĩ sẽ biết được mỗi người lao động có đang gặp phải vấn đề ở một hay nhiều cơ quan, bộ phận hay không. Từ đó bác sĩ có những chỉ định kiểm tra chuyên sâu hơn nếu cần thiết.
1.2. Lấy mẫu xét nghiệm
Xét nghiệm là danh mục không thể thiếu trong gói khám sức khỏe cho doanh nghiệp. Người lao động sẽ thực hiện lấy xét nghiệm máu và nước tiểu.
Đối với xét nghiệm máu, mục đích thực hiện là để:
– Kiểm tra công thức máu
– Theo dõi có bị thiếu hụt số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu không
– Kiểm tra người lao động có mắc bệnh thiếu máu
Đối với xét nghiệm nước tiểu, mục đích thực hiện là để:
– Kiểm tra đái tháo đường
– Kiểm tra các bệnh viêm đường tiết niệu ở người lao động
Có một vài lưu ý nhỏ khi thực hiện danh mục này mà người lao động cần nhớ là:
– Nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất 6 giờ.
– Chỉ nên uống nước lọc, không uống bất kỳ nước có màu, có gas
– Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi thực hiện lấy mẫu
1.3. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang ngực thẳng và siêu âm ổ bụng là 2 danh mục khám cơ bản trong bước này. Mục đích là nhằm đánh giá:
– Tình trạng về hệ hô hấp, tim mạch thông qua kết quả chụp X-quang
– Tình trạng của hệ tiêu hóa, phát hiện các bất thường của các tạng trong ổ bụng thông qua siêu âm
Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp có thể bổ sung một vài danh mục khám khác. Có thể là siêu âm tuyến giáp, điện tim, nội soi tai mũi họng,…
2. Chi phí trọn gói khám sức khỏe doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hiện nay, không có một mức giá cụ thể nào đối với gói khám sức khỏe cho doanh nghiệp. Mức chi phí sẽ có sự chênh lệch giữa các cơ sở y tế mà doanh nghiệp lựa chọn cũng như gói khám được xây dựng nên. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn.
Ngoài ra tùy vào cơ sở y tế sẽ có những ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp. Mức chiết khấu chi phí sẽ dựa vào số lượng người khám, số lượng danh mục đăng ký khám,….Để biết rõ nhất mức chi phí cụ thể bao nhiêu, doanh nghiệp hãy trao đổi chi tiết với tư vấn viên để nắm rõ và không có sự nhầm lẫn khi tiến tới thủ tục thanh toán cuối cùng.
Doanh nghiệp lo lắng không biết nên chọn gói khám nào là phù hợp với mình? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây những yếu tố cần thiết trong quá trình chọn và xây dựng nên gói khám phù hợp với doanh nghiệp.
3. Lưu ý để lựa chọn gói khám sức khỏe phù hợp với doanh nghiệp
Có 2 yếu tố chính để chọn ra gói khám phù hợp về cả danh mục lẫn chi phí, bao gồm:
3.1. Dựa vào đặc thù nghề nghiệp
Mỗi doanh nghiệp làm trong lĩnh vực khác nhau nên tính chất, đặc thù công việc sẽ riêng biệt. Do đó, ở mỗi ngành nghề phải đối mặt với một hoặc một vài nhóm bệnh nghề nghiệp điển hình. Khi lựa chọn gói khám sức khỏe cho nhân viên, doanh nghiệp cần dựa vào tính chất ngành nghề của mình. Xây dựng các danh mục khám phù hợp sẽ giúp sàng lọc bệnh nghề nghiệp tối ưu, tránh bỏ sót nguy cơ mắc bệnh.
Một vài ví dụ sau doanh nghiệp có thể tham khảo:
– Đối với công ty công nghệ, truyền thông,… nên có những danh mục khám mắt. khám xương khớp. Bởi tính chất ngành nghề này phải tiếp xúc thường xuyên với máy tính nên các bệnh về mắt rất dễ mắc phải. Bên cạnh đó, thói quen ngồi lâu, ít vận động cũng gây ra các vấn đề về cong vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống cổ,…
– Công ty xây dựng nên chú trọng khám hô hấp vì tỷ lệ mắc bệnh hô hấp trong ngành này rất cao. Không thể bỏ qua danh mục chụp X-quang ngực thẳng.
– Công ty làm ngành nghề giáo dục, ngân hàng,..thường xuyên gặp vấn đề xương khớp, viêm họng,..Do đó, khám ngoại, siêu âm tuyến giáp cần được bổ sung.
2.2. Dựa vào ngân sách của doanh nghiệp
Việc lựa chọn gói khám sức khỏe cho doanh nghiệp cũng cần dựa vào ngân sách hiện tại. Không phải công ty nào cũng có ngân sách giống nhau. Với những công ty có ngân sách không quá nhiều thì có thể bỏ đi một vài danh mục không cần thiết. Chỉ nên lựa chọn các danh mục giúp sàng lọc bệnh nghề nghiệp cao nhất.
Còn với công ty có ngân sách dư dả thì có thể lựa chọn thêm các mục khám khác. Tuy nhiên các danh mục bổ sung cần liên quan tới đặc thù ngành nghề để có thể đánh giá chính xác sức khỏe hiện tại của nhân viên.
Để có thể lựa chọn gói khám phù hợp, tốt nhất doanh nghiệp nên nhận tư vấn từ cơ sở y tế mà mình định chọn. Dựa vào mong muốn, nhu cầu của doanh nghiệp, nhân viên tư vấn sẽ hướng và xây dựng nên gói khám đáp ứng đầy đủ nhất. Hiện nay, có rất nhiều nơi có tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp và Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong số đó. Được nhiều doanh nghiệp từ lớn, nhỏ tin tưởng lựa chọn, Thu Cúc TCI đem tới chất lượng cao khi thăm khám, cung cấp nhiều tiện ích để doanh nghiệp chọn lựa. Nếu đang chưa biết khám ở đâu thì doanh nghiệp có thể tham khảo ngay nhé.
Trên đây là thông tin chi tiết về gói khám sức khỏe cho doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng doanh nghiệp chọn ra gói khám phù hợp với mình!