GIẢI ĐÁP: Viêm lợi có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm lợi là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vậy viêm lợi có nguy hiểm không, cách điều trị viêm lợi như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

1. Viêm lợi là bệnh gì?

Lợi là bộ phận có nhiệm vụ ôm sát răng, bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới, đồng thời ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập và làm hại răng. Viêm lợi là tình trạng tổn thương viêm cấp tính hay mạn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng. Tổn thương này chỉ xảy ra ở vùng lợi mà không làm ảnh hưởng đến các vùng xung quanh như là xương ổ răng, dây chằng ở quanh răng hay xương răng.

Khi bị viêm lợi thì nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng. Tuy nhiên, do chủ quan mà không ít người thường đợi cho bệnh tự khỏi, đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi thì việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều, nặng hơn nữa có thể bị rụng mất răng. Viêm lợi có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân thường thấy là do các bé không chủ động vệ sinh răng miệng thường xuyên, cùng với đó là những thói quen như xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai thức ăn cứng, hoặc do quá trình mọc răng …

Khi bị viêm lợi thì nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng

Khi bị viêm lợi thì nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng

2. Những triệu chứng thường gặp của viêm lợi

Ở người khỏe mạnh bình thường, nướu sẽ có màu hồng nhạt và không bị sưng hay chảy máu. Khi bị viêm, nướu sẽ có màu đỏ hoặc đỏ sẫm, sưng đỏ hoặc bị phì đại, cùng với đó là các dấu hiệu như:

– Lợi phồng lên, khi chạm vào lợi thường bị đau nhói, đặc biệt đau nhức, khó chịu mỗi khi ăn

– Lợi thay đổi về màu sắc, ở lợi khỏe mạnh bình thường thì sẽ có màu hồng nhạt, tuy nhiên với lợi bị viêm thì sẽ chuyển dần sang màu đỏ hoặc là đỏ sẫm

– Lợi rất dễ bị chảy máu, ngay cả khi chịu va chạm nhẹ như đánh răng hoặc là xỉa răng bằng tăm

– Xuất hiện những mảng bám, cao răng ở cổ răng, nướu răng hoặc là kẽ răng, đây là dấu hiệu phổ biến của viêm lợi

– Chân răng bị tụt lợi, giữa răng và lợi xuất hiện khoảng trống khá sâu

– Hơi thở có mùi hôi, có thể hôi từ mức độ nhẹ đến nặng, trong đó thì tác nhân hàng đầu gây hôi miệng có thể là do cao răng

3. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi

Viêm lợi có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

– Chế độ chăm sóc răng miệng không phù hợp Trong quá trình ăn uống, nếu như vệ sinh không đúng cách sẽ khiến cho thức ăn còn giữ lại trong kẽ răng, ngoài ra, việc chải răng sai cách, không làm sạch mảng bám hay cao răng trong miệng cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Đồng thời lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công đến tận chân răng, làm sản sinh ra các enzyme gây phá hủy liên kết giữa nướu và răng, dẫn đến bệnh viêm lợi.

– Tác dụng phụ của thuốc điều trị khiến giảm tiết nước bọt

Có rất nhiều loại thuốc uống, đặc biệt là nếu như người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc điều trị chống trầm cảm, lợi niệu hay histamin… cũng có thể gây khô miệng và làm giảm tiết nước bọt. Lúc này, nước bọt không được tiết ra đủ sẽ làm mảng bám và cao răng ngày càng tích tụ, gia tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc dùng nhiều đồ nóng và lạnh, sử dụng các chất cồn như là rượu bia hay hút thuốc lá… sẽ dẫn đến mảng bám trên cao răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

– Bệnh lý tiểu đường

Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ bị viêm nha chu. Nguyên nhân là do đường huyết không được kiểm soát tốt thì nguy cơ mắc các bệnh viêm nướu răng cũng sẽ rất cao. Ngoài ra, vì lượng đường huyết cao làm tăng áp lực lên mạch máu, đồng thời làm giảm khả năng vận chuyển dinh dưỡng đến mô nướu, khiến cho nướu dễ bị yếu đi và bị nhiễm khuẩn.

Viêm lợi có nguy hiểm không?

Viêm lợi có nguy hiểm không?

4. Viêm lợi có nguy hiểm hay không?

Với câu hỏi viêm lợi có nguy hiểm không, tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, do đó, nhiều người chủ quan không điều trị và đã khiến cho bệnh ngày càng tiến triển nặng. Đặc biệt, bạn cần phải cẩn thận với một số biến chứng như:

4.1. Viêm nha chu

Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm lợi với những dấu hiệu như:

– Nướu dễ bị chảy máu, dù không gặp bất cứ kích thích nào

– Nướu sưng đỏ, có mủ

– Hơi thở có mùi hôi

– Răng bị lung lay, đồng thời thì chức năng ăn nhai cũng giảm sút

4.2. Bị mất răng

Ở giai đoạn đầu của viêm lợi, răng sẽ rất dễ bị lung lay do tiêu xương ổ và giãn dây thần kinh ở quanh răng. Do đó, khi gặp phải vấn đề này, tốt hơn hết là bạn nên thực hiện trồng răng giả càng sớm càng tốt. Bởi việc mất răng nếu như không được can thiệp kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng như:

– Ăn nhai khó khăn, khi ăn cảm giác kém ngon miệng, chán ăn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

– Lão hóa sớm do mất răng, khuôn mặt bị thay đổi, vùng da quanh miệng chảy xệ

– Tiêu xương hàm do không có lực nhai kích thích, lâu ngày thì xương cũng có thể bị tiêu dần đi

– Viêm phổi do hít phải các loại vi khuẩn ở khoang miệng vào bên trong phổi

4.3. Viêm phổi

Đối với những trường hợp viêm lợi nặng hay có vấn đề về phổi, người bệnh sẽ hít phải vi khuẩn ở khoang miệng vào trong phổi và làm tăng nguy cơ bị bệnh, đây có thể nói là biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời.

Đừng quên thăm khám với bác sĩ từ sớm để có biện pháp điều trị kịp thời

Đừng quên thăm khám với bác sĩ từ sớm để có biện pháp điều trị kịp thời

Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm lợi có nguy hiểm không. Nhìn chung, để bảo vệ sức khỏe răng miệng từ sớm, tốt hơn hết bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital