Giải đáp thắc mắc: Viêm họng mãn tính có gây ung thư không?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm họng mãn tính là bệnh lý khá phổ biến tại nước ta và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy viêm họng mãn tính có gây ung thư không? Bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.

1. Viêm họng mạn tính: Nguyên nhân và triệu chứng gây nên

1.1 Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm ở họng kéo dài trên một tuần. Bệnh trở thành mạn tính khi tình trạng viêm này lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc cơ thể người bệnh không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị. Viêm họng mạn tính thường biểu hiện dưới 4 hình thức bao gồm sung huyết đơn, xuất tiết, quá phát và teo. Viêm họng mạn gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Nhiễm trùng: Viêm họng mãn tính do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Một số tác nhân gây nên nhiễm trùng thường là do liên cầu khuẩn hoặc virus cúm, bạch cầu, virus sởi,…

– Ảnh hưởng của một số bệnh lý hô hấp mãn tính: Bệnh viêm họng có thể là do hệ quả viêm amidan mạn tính, viêm xoang hoặc viêm thanh quản.

– Do trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh lý này xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng, thực quản. Về lâu dài, dịch vị từ dạ dày có thể ăn mòn niêm mạc của họng và dẫn đến hiện tượng sưng viêm, đau kéo dài.

– Do dị ứng: Dị ứng chính là yếu tố làm tình trạng sưng niêm mạc cổ họng và nhiều cơ quan hô hấp khác. Thường dị ứng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng ở một số trường hợp dị ứng kéo dài quanh năm sẽ khiến niêm mạc họng bị viêm và đau nhức.

– Do hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa các chất làm kích thích niêm mạc hầu họng và gây viêm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây viêm họng mãn tính như: Giao tiếp quá nhiều, lạm dụng rượu bia hoặc sống trong môi trường ô nhiễm.

Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính

Viêm họng mãn tính do virus hoặc vi khuẩn gây nên

1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm họng mãn tính

Viêm họng mạn tính xuất hiện một số triệu chứng tại chỗ bao gồm:

– Đau họng và cơn đau có xu hướng kéo dài trong nhiều tuần.

– Có cảm giác vướng và nghẹn ở cổ họng.

– Cổ họng luôn trong tình trạng sưng và khô rát.

– Ngứa họng.

– Ho dai dẳng không ngớt và có thể kèm theo đờm đặc.

– Đau khi nuốt.

– Hơi thở hôi.

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng (trong trường hợp viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày).

Thường viêm họng mạn sẽ ít khi gây sốt, sưng hạch bạch huyết hay đau đầu giống như giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người già hoặc đối tượng có sức đề kháng yếu thì bệnh có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và chán ăn.

Viêm họng mãn tính có dấu hiệu gì

Ợ chua, hơi thở có mùi hôi là những dấu hiệu của viêm họng mãn tính

2. Bị viêm họng mãn tính có gây ung thư không?

Bất kể bệnh lý nào cũng không nên thờ ơ, nếu để bệnh trở nặng sẽ gây những biến chứng nguy hiểm và viêm họng mãn tính cũng vậy. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ chuyển biến thành ung thư. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như hệ thống miễn dịch của từng bệnh nhân. Bệnh không thể khỏi trong 1-2 ngày mà cần cả một quá trình để điều trị. Viêm họng mạn có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

– Bệnh viêm họng mạn lâu ngày, xuất hiện nhiều hạt, nhiều tổ chức lympho sẽ gây hội chứng áp xe, viêm tấy vùng vòm họng.

– Bệnh nhân có thể mắc hội chứng trào ngược dạ dày, viêm mũi, viêm xoang,.. Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới viêm phổi hoặc viêm phế quản.

– Nếu quá không kịp thời điều trị viêm họng mạn có thể gây nên ung thư vòm họng.

Do đó, viêm họng mạn cần được điều trị dứt điểm để tránh gây nên những biến chứng không mong muốn.

Bị viêm họng mãn tính có gây ung thư không?

Bệnh nhân có thể mắc hội chứng trào ngược dạ dày, viêm mũi, viêm xoang,…

3. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm họng mạn tính

Người mắc viêm họng mạn cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp để làm giảm áp lực lên niêm mạc của họng. Từ đó làm hạn chế những triệu chứng đau rát, vướng nghẹn và khó chịu. Nếu bị viêm họng bạn nên xây dựng chế độ ăn uống như sau:

– Ưu tiên dùng các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như: Ngũ cốc, sữa, trái cây giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm và omega-3,..

– Hạn chế những loại thực phẩm và đồ uống dễ gây kích ứng cho niêm mạc họng như đồ lạnh, rượu bia, nước có gas, đồ ăn cay nóng,…

– Chia nhỏ bữa ăn và hạn chế đồ cứng để giảm áp lực lên cổ họng.

– Sử dụng đa dạng thực phẩm trong bữa ăn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường sức khỏe tổng thể.

– Hạn chế tình trạng bỏ bữa tránh gây suy nhược cơ thể và tạo điều kiện cho các triệu chứng của bệnh bùng phát.

Ngoài ra, bệnh viêm họng có thể khiến thân nhiệt tăng làm khoang miệng bị khô rát và sưng nóng. Do đó, người bệnh nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.

Như vậy, viêm họng mãn tính có gây ung thư không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong trường hợp bệnh trở nặng và không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Chính vì vậy, người mắc viêm họng mạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital