Thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò thì an toàn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bởi việc siêu âm định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm tra, theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vậy thai được 7 tuần nên siêu âm ổ bụng hay đầu dò để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác nhất? Các bạn hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về phương pháp siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng
1.1 Phương pháp siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng hay còn có tên gọi khác là siêu âm thường, đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y học vô cùng phổ biến. Kỹ thuật này được chỉ định khám cho các cơ quan vùng bụng từ phía bên ngoài ổ bụng. Thiết bị này sẽ di chuyển xung quanh vùng bụng và cho hình ảnh trực tiếp về cơ quan và phát hiện các bệnh lý ở trong ổ bụng.
1.2 Phương pháp siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò là phương pháp sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo của phụ nữ. Đặc điểm của phương pháp này là đầu dò có thể phát ra sóng siêu âm. Sóng siêu âm đầu dò phát ra và thu lại, kết hợp với hình ảnh kỹ thuật y học sẽ cho kết quả chính xác về hình ảnh của các cơ quan như: tử vung, buồng trứng, âm đạo…
Như vậy, với đầu dò âm đạo, các bệnh lý, tổn thương hay biến đổi bên trong tử cung đều sẽ được phản ánh một cách rõ ràng, dễ dàng nhận biết được.
2. Trường hợp nào nên sử dụng siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò?
Tùy vào các trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định cho bệnh nhân tiến hành thăm khám bằng phương pháp đầu dò hay siêu âm ổ bụng.
2.1 Những trường hợp siêu âm ổ bụng?
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, hiện nay có rất nhiều bệnh lý có thể chẩn đoán chính xác nhờ siêu âm ổ bụng. Siêu âm ổ bụng có thể được thực hiện kể cả khi bạn không có dấu hiệu bệnh lý nào. Lúc này việc siêu âm định kỳ có ý nghĩa trong việc theo dõi sức khỏe một cách toàn diện.
Tuy nhiên, khi gặp các vấn đề như: đau bụng, vùng lưng mệt mỏi, người bệnh sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài thì bác sĩ thường chỉ định siêu âm ổ bụng.
2.2 Khi nào cần siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò được dùng chủ yếu để khám phụ khoa ở nữ giới. Kỹ thuật này được áp dụng với phụ nữ đã trải qua quan hệ tình dục thì mới cho kết quả chính xác và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Trong những trường hợp đặc biệt sau đây, bạn sẽ được chỉ định siêu âm đầu dò:
– Các vấn đề như: đau xương chậu, bụng, hông kéo dài nhiều ngày ở nữ giới.
– Chị em nghi ngờ và tầm soát u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
– Phụ nữ kinh nguyệt không đều và rối loạn.
– Chảy máu vùng kín khi không đến chu kỳ kinh nguyệt một cách bất thường.
– Phụ nữ mang thai chảy máu.
– Vùng kín ra khí hư bất thường, ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
– Khám thai và theo dõi nhịp tim thai ở những tuần đầu.
– Kiểm tra về vị trí của đặt vòng tránh thai.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp siêu âm đầu dò và ổ bụng?
Để giải đáp được thắc mắc thai 7 tuần siêu âm ổ bụng hay đầu dò thì an toàn và chính xác hơn thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của hai hình thức siêu âm này.
3.1 Ưu, nhược điểm của siêu âm ổ bụng
Ưu điểm của phương pháp siêu âm ổ bụng
– Đây là phương pháp hiện đại nhằm đánh giá được tổn thương ở nhiều cơ quan như: gan, mật, hệ tiết niệu, lách, tụy, hệ sinh dục…
– Phương pháp này có thể áp dụng được cho cả nam lẫn nữ.
– Có thể được thực hiện ở nhiều khoa ngành chuyên môn khác nhau như: khoa tiêu hóa, tiết niệu, sản khoa…
– Không gây đau đớn và khó chịu khi thực hiện.
– Vùng quan sát rộng cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện.
Nhược điểm của siêu âm ổ bụng:
– Do là siêu âm ở bên ngoài ổ bụng nên chất lượng hình ảnh không cao, đặc biệt là phần tử cung, phần phụ.
– Siêu âm ổ bụng không nhìn thấy được các tổn thương nhỏ, đặc biệt là phần phụ như siêu âm đầu dò.
3.2 Ưu, nhược điểm của siêu âm đầu dò
– Ưu điểm của phương pháp này là có thể nhìn thấy rõ ràng các cơ quan sinh dục của nữ giới. Cho hiệu quả chẩn đoán hình ảnh cao, chính xác.
– Nhược điểm của phương pháp này là hạn chế đối tượng thực hiện, chỉ phụ nữ mới thực hiện được và phụ nữ đã quan hệ tình dục mới có thể tiến hành siêu âm đầu dò; Siêu âm đầu dò chỉ thấy được các cơ quan nội tạng ở vùng tiểu khung và không nhìn thấy được hết các cơ quan ở vùng ổ bụng, có thể gây cảm giác hơi khó chịu cho chị em khi đầu dò đưa vào âm đạo.
4. Siêu âm thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò thì an toàn?
Như vậy, với câu hỏi, thai 7 tuần siêu âm ổ bụng hay đầu dò thì các chuyên gia kết luận rằng, thai phụ hoàn toàn có thể thực hiện cả siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng được. Bởi việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng cơ thể của người mẹ tại thời điểm siêu âm và bác sĩ sẽ là người tư vấn và đưa ra quyết định.
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, tuy nhiên để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác thì việc lựa chọn cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng không kém. Do đó, chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, sở hữu hệ thống trang máy móc hiện đại, tân tiến cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn để đem lại sự an tâm tuyệt đối trong suốt thai kỳ của mình.